Nắng nóng gay gắt, những ai dễ gặp nguy hiểm?

Thiên Lan
Thiên Lan
20/03/2024 15:57 GMT+7

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh liên quan đến nhiệt độ, nhưng một số người sẽ dễ bị phản ứng khi trời nắng nóng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhiệt có xu hướng tăng theo độ tuổi. Ví dụ: Cùng một mức nhiệt độ, thanh niên 18 tuổi chỉ bị chuột rút do nhiệt, người 40 tuổi có thể kiệt sức do nhiệt, nhưng người trên 60 tuổi có thể bị sốc nhiệt.

Một số người lưu ý khi trời quá nóng, như: Người già (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ; người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người bệnh tim hoặc huyết áp cao, người đang dùng một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, mất ngủ hoặc thuốc tăng lưu thông máu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Nắng nóng gay gắt, những ai dễ gặp nguy hiểm?- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt có thể gây ra các bệnh liên quan đến nhiệt

Pexels

Những ai cần thận trọng?

Người bị động kinh, bệnh tim, thận hoặc bệnh gan cần hạn chế uống nước hoặc khó giữ nước nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng nước uống.

Những người có chế độ ăn hạn chế muối như người mắc bệnh thận, bệnh tim, huyết áp cao hoặc người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối hấp thụ hoặc uống đồ uống thể thao, theo CDC Mỹ.

Nhiệt độ "bầu ướt" vì sao lại nguy hiểm?

Cách ngăn ngừa bệnh liên quan đến nhiệt

Giữ mát. Ở nơi có máy lạnh, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Quạt máy có thể làm mát, nhưng khi nhiệt độ lên tới trên 32 độ C, sẽ không ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến nhiệt, theo CDC Mỹ.

Cẩn thận khi hoạt động ngoài trời. Cố gắng thực hiện các hoạt động ngoài trời vào thời điểm mát nhất, như buổi sáng và buổi tối. 

Nắng nóng gay gắt, những ai dễ gặp nguy hiểm?- Ảnh 2.

Người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người bệnh tim hoặc huyết áp cao... dễ gặp nguy hiểm khi nắng quá nóng

Pexels

Giảm vận động. Giảm tập thể dục khi trời nóng. Nếu gắng sức dưới trời nóng khiến tim đập thình thịch và thở hổn hển, hãy dừng mọi hoạt động. Hãy đến nơi mát mẻ hoặc bóng râm và nghỉ ngơi, đặc biệt nếu bị choáng váng, lú lẫn, yếu hoặc ngất xỉu.

Che kỹ khi ra ngoài. Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng hạ nhiệt của cơ thể và có thể khiến mất nước. Ra ngoài trời hãy mặc quần áo nhẹ, sáng màu, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và thoa kem chống nắng.

Bạn có đang dùng kem chống nắng đúng cách?

Hạn chế các thực phẩm sinh nhiệt. Đạm làm tăng sản sinh nhiệt trao đổi chất và tăng mất nước.

Giữ nước. Uống nhiều nước, đừng đợi khát mới uống. Tránh nước ngọt và bia rượu. Cũng nên tránh đồ uống quá lạnh vì có thể gây co thắt dạ dày. Đồ uống thể thao có thể thay thế lượng muối và khoáng chất đã mất qua mồ hôi.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.