Nắng nóng gay gắt ở TP.HCM: 'Thời tiết này mới quý những hàng cây'

20/04/2024 12:06 GMT+7

Giữa mùa nắng nóng như đổ lửa ở TP.HCM, khu vực có những hàng cây trong các công viên, ven kênh được nhiều người dân xem như là 'điểm đến' lý tưởng.

Giữa trưa, khi nhiệt độ ngày càng tăng ở TP.HCM, người dân dù ở nhà hay di chuyển trên đường đều tìm mọi cách để chống cái nắng nóng như thiêu đốt. Nhiều người tìm đến các quán cà phê, văn phòng, trung tâm thương mại có máy lạnh để trốn nóng. Nhưng một số khác khi ra bên ngoài lại chọn tìm đến bóng râm của những hàng cây ở các công viên, ven bờ kênh.

Nhiều bạn trẻ chọn Công viên 30.4 làm điểm tránh nóng

Nhiều bạn trẻ chọn Công viên 30.4 làm điểm tránh nóng

Dạ Thảo

Thay vì chọn các quán cà phê máy lạnh, nhiều sinh viên chọn cà phê bệt và ngồi dưới những bóng cây

Thay vì chọn các quán cà phê máy lạnh, nhiều sinh viên chọn cà phê bệt và ngồi dưới những bóng cây

Dạ Thảo

Công viên 30.4 mát mẻ nhờ các cây cổ thụ

Công viên 30.4 mát mẻ nhờ các cây cổ thụ

Dạ Thảo

Khoảng 11 giờ, nhiệt độ bắt đầu gần đạt đỉnh nhưng ở Công viên 30.4 (Q.1) lại khá đông đúc. Nhiều người chọn nơi đây làm chỗ hóng mát, tránh nóng vì có nhiều bóng mát. Ở công viên này có khoảng trăm cây cổ thụ, nằm gần nhau trên diện tích lớn nên người dân không khó tìm cho mình một chỗ mát mẻ để nghỉ chân. Những người đến đây đa phần là các bạn trẻ, sinh viên và tài xế taxi. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là giới sinh viên vì các bạn thích chọn nơi đây làm chỗ nghỉ trưa và ngồi cà phê bệt.

Chia sẻ vì sao lại chọn Công viên 30.4 để tránh nóng, Dương Yến Nhi, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, cho biết vì nơi đây mát hơn khi ở phòng trọ. Theo Nhi, sáng nay, khi được thông báo nghỉ học nên chọn đến trung tâm thành phố để dạo chơi, nhân tiện ghé cà phê bệt ở công viên để tránh nóng. Cô chọn một bóng râm dưới gốc cây lớn, gọi 2 ly cà phê sữa và ngồi với bạn từ 10 giờ đến tận 13 giờ mới rời đi.

"Đây không phải lần đầu mà rất nhiều lần tôi ra công viên ngồi trong những ngày nắng nóng bởi ở phòng trọ vào giờ trưa còn nóng hơn ở đây. Còn nếu chọn đến trường hoặc ngồi quán cà phê có máy lạnh thì di chuyển xa và số tiền sẽ đắt hơn nhiều so với ngồi ở công viên", Nhi chia sẻ.

Chăm dừa mọc ngay giữa nhà hơn 35 năm, chủ quyết không chặt bỏ để tránh nóng

Tại Công viên Tao Đàn cũng tương tự, được nhiều học sinh lựa chọn làm điểm tránh nắng lúc giữa trưa

Tại Công viên Tao Đàn cũng tương tự, được nhiều học sinh lựa chọn làm điểm tránh nắng lúc giữa trưa

Dạ Thảo

Phương Mai chọn ngồi dưới gốc cây lớn để đọc sách

Phương Mai chọn ngồi dưới gốc cây lớn để đọc sách

Dạ Thảo

Trong khi đó, tại Công viên Tao Đàn (Q.1) cũng đón nhiều người đến dù tiết trời càng lúc càng nắng nóng. Nhiều nhóm học sinh, sinh viên chọn các bóng râm của các cây cổ thụ để làm góc học tập, tập nhảy hoặc chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn.

Ngồi đọc sách dưới bóng râm một gốc cây lớn ở công viên Tao Đàn, Nguyễn Hoàng Phương Mai (31 tuổi), ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết công viên là nơi lý tưởng để cô tránh nóng trong thời điểm này. Cô cho biết, đây là cách tránh nắng nóng tự nhiên nhất, giúp cơ thể thích nghi với thời tiết và nhiệt độ hơn là ngồi trong phòng máy lạnh. Do đó, 2 tháng qua, trung bình một tuần, Mai dành khoảng 4 – 5 ngày ra công viên này ngồi và không quan tâm đến nắng nóng ra sao.

"Ban đầu, tôi cảm thấy rất nóng nhưng dần dần cơ thể đã quen và sự mát mẻ trở lại khi ngồi dưới những bóng cây. Tôi rất thích được hòa mình cùng cảnh quan tự nhiên hơn là tránh nóng trong phòng máy lạnh cùng 4 bức tường. Đến đây, tôi tận hưởng không khí thoáng đãng, mát mẻ từ bóng mát của cây, thảm cỏ xanh mang lại thay vì để bản thân phụ thuộc vào các thiết bị làm mát khác", Mai chia sẻ.

Dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng là điểm nghỉ chân trú nắng lý tưởng của nhiều người

Dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng là điểm nghỉ chân trú nắng lý tưởng của nhiều người

Dạ Thảo

Người dân ra bờ kè, ngồi bên dưới những hàng cây để giải nhiệt

Người dân ra bờ kè, ngồi bên dưới những hàng cây để giải nhiệt

Dạ Thảo

Ông Lâm Hùng Anh (bên phải) mỗi ngày đều ngồi dưới những gốc cây để tránh nóng

Ông Lâm Hùng Anh (bên phải) mỗi ngày đều ngồi dưới những gốc cây để tránh nóng

Dạ Thảo

Một số người vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Một số người vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Dạ Thảo

Các bạn trẻ vào Thảo Cầm Viên lúc giữa trưa

Các bạn trẻ vào Thảo Cầm Viên lúc giữa trưa

Dạ Thảo

Một số sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vẫn vui vẻ tham gia các hoạt động ở Công viên Gia Định dù nắng nóng

Một số sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vẫn vui vẻ tham gia các hoạt động ở Công viên Gia Định dù nắng nóng

Dạ Thảo

Cũng ở một số công viên khác như: Gia Định (Q.Phú Nhuận), Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình)… cũng có nhiều bóng mát từ những hàng cây như vậy. Nhờ bóng mát này, nhiều người cũng tìm đến ngồi thư giãn hoặc là nơi nghỉ chân của các shipper giữa trưa khi nhiệt độ bên ngoài lên đến gần 40oC.

Còn ở đoạn bờ kè đường Trường Sa và Hoàng Sa dường như trở thành "thiên đường nghỉ mát" cho nhiều người lao động làm việc chân tay. Dọc 2 bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đều có hàng cây xanh mát trải dài. Những hàng cây này đã cao lớn, táng rộng, tỏa bóng mát cho hầu hết đoạn bờ kè của con kênh. Do đó, nơi đây dường như là chỗ tránh nóng lý tưởng của nhiều người trong những ngày nắng nóng vừa qua.

Nắng điên đầu không chịu nổi, người dân khu Mả Lạng 'cắn răng' mua máy lạnh

Ông Lâm Hùng Anh, sống tại đường Hoàng Sa (Q.Bình Thạnh), cho biết bên trong nhà vì quá nóng nên chọn giải pháp ra khỏi nhà và ngồi dưới hàng cây bờ kè kênh Nhiêu Lộc lúc giữa trưa để tránh nóng. Nhà ông bên trên là mái tôn, không có máy lạnh, cái nóng từ đó kéo hầm hập vào nhà khiến không không chịu nổi.

Ngồi dưới hàng cây xanh mát, ông Hùng Anh nói rằng mỗi ngày đều phải ra đây ngồi từ lúc trưa đến chiều tối mới vào lại nhà. Bởi vì hiện giờ ông không còn cách nào để giải nhiệt và phải ngồi dưới hàng cây. Theo ông, nhờ có hàng cây xanh, kèm những luồng gió thổi từ kênh vào mới có thể làm mát cơ thể trong lúc này. Do đó, ông nghĩ, ở thành phố khi có những hàng cây xanh như là một "tài sản" chống nắng nóng quý giá cho người dân.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.