Theo Straits Times, nghi lễ náo động phòng (nao dong fang) cho phép những người bạn của cô dâu, chú rể bày những trò vui để chọc phá họ vào trước đêm tân hôn.
Nghi lễ có từ đời nhà Hán, cách đây hơn 2.000 năm. Mục đích của nó là tạo ra không khí thoải mái, thư giãn cho đôi vợ chồng mới cưới ở thời kỳ hôn nhân chủ yếu do cha mẹ sắp đặt và cô dâu, chú rể hoàn toàn chưa quen nhau trước đó.
tin liên quan
Đi chụp ảnh cưới, cô dâu chú rể hoảng hồn vì...xe cháy13 giờ 15 phút chiều 28.4, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Quảng Trị nhận được tin báo có vụ cháy ô tô xảy ra trên đường DT 572 đoạn qua thôn Tân Ninh xã Vĩnh Hiền, H.Vĩnh Linh.
Đến nay, những trò chọc phá như vậy ngày càng táo bạo và khiếm nhã, khiến các đôi tân lang, tân nương sợ xanh mặt.
Chẳng hạn, vào tháng trước, những người bạn đã dẫn giải một chú rể bị trói tay và mặc đồ lót phụ nữ đi trên đường phố ở thành phố Trùng Khánh.
Vụ việc đã khiến giao thông bị tắc nghẽn vì những người trên đường dừng xe lại để quan sát. Sau đó, người dân đã gọi điện báo tin cho cảnh sát đến giải thoát cho chú rể vì họ tưởng đám đông đang bêu xấu một con nợ để đòi tiền. Những người bạn của chú rể bị cảnh sát tạm giữ và chỉ được cho về sau khi giải thích rằng đây chỉ là trò vui chọc ghẹo chú rể trong đêm tân hôn.
Cũng vào tháng trước tại tỉnh Thiểm Tây, một chú rể bị bạn bè lột sạch quần áo, chỉ còn độc quần lót rồi bị cột vào một gốc cây. Sau đó, những người bạn tưới huyết chó và bọt từ bình cứu hỏa lên người chú rể.
Trong một vụ việc khác, chú rể bị trói vào cột đèn rồi bị đốt pháo ngay dưới mông. Ngoài ra, có những vụ cô dâu chú rể bị sờ soạng trong những trò vui khiếm nhã vào đêm tân hôn. Thậm chí, vào năm ngoái, một chú rể ở tỉnh Thiểm Tây bị té ngã từ tầng 6 và tử vong khi trốn đám bạn đang tìm cách chọc phá anh.
Những trò đùa quá lố trong đêm tân hôn khiến nhiều cư dân mạng chỉ trích và nhiều người còn nói họ không dám kết hôn vì sợ những trò đùa như vậy.
Theo một cuộc khảo sát do báo China Youth Daily thực hiện, 80% người được khảo sát cho biết họ bị bạn bè chọc phá vào đêm tân hôn và hơn 50% cho biết không thích nghi lễ náo động phòng.
Nhà nghiên cứu phong tục dân gian Ai Jun ở Bắc Kinh cho biết các phong tục văn hóa biến đổi dần qua thời gian nhưng phong tục náo động phòng đã thay đổi theo hướng xấu xí, làm mất đi ý nghĩa cốt lõi ban đầu của nó.
Mặc dù nhiều người đang kêu gọi cơ quan chức năng can thiệp nhưng bà Ai Jun cho rằng không thể đưa ra luật để cấm phong tục này và chính phủ nên tuyên truyền để giáo dục người dân.
|
Bình luận (0)