Theo thuyết tương đối của Einstein, các vật thể lớn sẽ uốn cong không gian xung quanh và bẻ cong đường đi của các vật thể quanh nó, kể cả ánh sáng.
tin liên quan
Viễn cảnh du hành đến hệ sao gần nhất Alpha CentauriCác nhà khoa học Đức đã đề xuất phiên bản phi thuyền nano chạy bằng ánh sáng, cho phép con tàu “neo” vào hệ sao gần nhất hệ mặt trời và nghiên cứu trái đất thứ hai.
Và trong những điều kiện thích hợp, ánh sáng uốn cong vừa đủ có thể phóng to các vật thể sau nó, đây được gọi là “thấu kính hấp dẫn”và các nhà khoa học đã ứng dụng lý thuyết này trong những năm qua để tăng độ phóng đại của kính viễn vọng. Bằng chứng là họ đã khám phá ra ngoại hành tinh Kepler 452b cách xa hàng triệu năm ánh sáng.
Dựa vào thuyết trên, các nhà khoa học muốn xây dựng kính thiên văn sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn để chụp ảnh các ngoại hành tinh với độ phân giải cực cao để quan sát bề mặt của bất kỳ hành tinh nào cách 100 triệu năm ánh sáng.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những thách thức về mặt kỹ thuật của dự án này, như công cụ quan trắc phải đặt cách mặt trời 550 đơn vị thiên văn (AU) để tập trung chuẩn xác ánh sáng, còn gọi là điểm hội tụ. Lấy ví dụ tàu vũ trụ Voyager 1 để có so sánh trực quan. Tàu Voyager 1 đang là tàu bay xa nhất ở thời điểm hiện tại, cách trái đất 137 AU và phải mất 40 năm nữa mới đạt đến vị trí hội tụ của nó.
Bình luận (0)