
Hương vị quê hương: Nem Thanh Hóa 'hợp cạ' tỏi Lý Sơn
Thịt và da heo lên men đủ chua nhưng không át vị ngọt hậu ẩn trong miếng nem hồng xinh xắn. Ớt cay cùng tỏi thơm cho nem thêm đậm đà.
Giữa đường chu du xứ nẫu Bình Định, nhắm miếng nem Chợ Huyện ngon ngót, đậm đà với chén rượu Bàu Đá. Thật khinh khoái với đặc sản nơi quê hương ông tổ nghệ thuật tuồng Đào Tấn…
Là những gì đặc trưng nhất, đặc sản của từng miền được hội tụ trong cùng một mâm cỗ. Cũng khá khó khăn cho bếp trưởng Nguyễn Đức Văn Vũ từ nhà hàng Dì Mai khi tìm ra những nét tinh túy nhất của mâm cỗ từng miền để hội tụ thành một. Anh chọn cá lóc chiên bông cúc của miền Nam, thịt bò thưng, cơm âm phủ kiểu Huế, bánh chưng Bắc, chả mực Hạ Long…. không kể dưa hành, dưa kiệu, nem chua, chả lụa… các món ăn truyền thống nhưng qua phong cách bài trí mới, hiện đại hơn, đa văn hóa, làm mới mâm cỗ truyền thống đến gần với những người trẻ yêu thích khám phá thế giới ẩm thực Việt ngày tết.
Các nguyên liệu dùng làm nem chua không có nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi và bị ruồi nhặng bâu bám chi chít.
Ngày 10.5, chi cục Chăn nuôi và thú y, Sở NN-PTNN tỉnh Bình Định, quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với ông Lý Nhật Quang bỏ hàn the vào nem chua.
Những que nem dài, nướng thơm phức, chấm kèm tương ớt cay cay, ăn cho đủ sức thì phải mỗi người một chục mới đủ.
Nem chua và chả là những món ngon không thể thiếu trong những ngày đầu năm.
Làm nem chua tại nhà giúp bạn yên tâm về nguyên liệu mà hương vị không hề kém ở tiệm đâu nhé!
Vốn nhiều xê dịch, từng cơm hàng cháo chợ từ bắc vô nam nửa đời dư, sao chiều nay bỗng nhớ và thèm mấy cái “nem chua chợ huyện”.
Vốn nhiều xê dịch, từng cơm hàng cháo chợ từ bắc vô nam nửa đời dư, sao chiều nay bỗng nhớ và thèm mấy cái 'nem chua chợ huyện'.
Quầy bánh cuốn Hai Tần trong khu ăn uống của chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) lúc nào cũng nườm nượp khách từ tinh mơ sáng cho đến tầm giữa trưa. Ít ai biết rằng, món bánh cuốn được gói tinh tế trong lá chuối này đã có thâm niên hơn 60 năm ở Sài Gòn. Người kế nghiệp, chị Kiều, cho biết mẹ chị là bà Hai Tần khi di cư vào Sài Gòn những năm 50s của thế kỷ trước đã mang theo cách tráng bánh gia truyền của Nam Định. Kiểu gói bánh trong lá chuối cũng là một dấu hiệu nhận biết thú vị cho những ai ghé ngang khu chợ Nguyễn Tri Phương và mua về vài món ngon dân dã.
Đi ăn đồ Huế dường như được mặc định là "ăn nhiều", đồng nghĩa với việc bạn phải gọi rất nhiều món (và tất nhiên đi từ 2 người trở lên sẽ có dịp thưởng thức nhiều hơn) . Nó cũng khác biệt so với việc chỉ ăn một tô phở, hủ tiếu hay dĩa cơm tấm ở một góc nhỏ nào đó của Sài Gòn. Ăn món Huế là phải chậm, nhẩn nha một chút, mới thấy hết cái ngon, của vị tinh túy mà người nấu muốn gửi gắm. Mở đầu thường là những món bánh Huế thân thuộc như bánh bèo, bánh nậm, bột lọc nhân tôm, bánh ướt tôm chấy... ăn kèm với nem và chả. Để chắc bụng hơn thì gọi thêm bánh ướt thịt nướng hay hến xúc bánh tráng. "Đoạn cuối" thường là một tô bún bò, bánh canh, nhẹ hơn có thể là một tô bún mắm nêm chẳng hạn. Nhiều vậy nhưng lại chẳng thấy no hay ngán. Mà cứ thòm thèm, tuần sau lại í ới đi ăn tiếp.