Quan trọng là chất lượng
Tôi đồng ý với GS Văn Như Cương là hiện nay chúng ta chỉ chú trọng đến giáo dục kiến thức văn hóa cho học sinh (HS) mà xem nhẹ giáo dục nhân cách. Một người dù có kiến thức đến đâu nhưng nhân cách thấp, đạo đức yếu thì cũng vô dụng. Tôi thấy hiện nay các em học hành vất vả quá, học ngày, học đêm chỉ để đối phó với các kỳ thi cử liên miên. Thế nhưng sau khi thi xong thì kiến thức đọng lại ở các em chỉ còn rất ít. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp thì hay hơn.
Ngọc Đức (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Kỳ thi quá nhiều
Thực tế hiện nay các kỳ thi quá nhiều khiến các em HS học hành rất căng thẳng. Vào lớp một cũng phải thi. Học xong, thi hết cấp rồi lại phải tiếp tục thi chuyển cấp… Mỗi kỳ thi phải tổ chức rất tốn kém nhưng chẳng thể hiện được điều gì ngoài những điểm số, những mảnh bằng chứng nhận. Một điều nữa là nếu em nào bị rớt tốt nghiệp thì sẽ làm gì sau 12 năm học hành? Điều này sẽ gây lãng phí nhân lực cho xã hội, làm mất đi nhiều cơ hội cho các em.
Hoàng Hồng Trang (Q.Tân Phú, TP.HCM)
Thắt chặt việc dạy
Thay vì tổ chức thi cử căng thẳng thì nên tổ chức lại việc dạy học, chương trình dạy học như thế nào để nâng cao chất lượng thực chất. Ở các nước tiên tiến, người ta không quan trọng điểm số mà chỉ quan tâm học được cái gì, khả năng ứng dụng trên thực tế ra sao. Dẫu biết rằng học giỏi sẽ cho điểm số cao nhưng điểm số cao chưa hẳn thể hiện được chất lượng học. Kỳ thi tốt nghiệp cũng vậy, tỷ lệ đỗ rất cao, có năm đến 100% nhưng chất lượng thực thế nào thì ai cũng biết.
Nguyễn Anh Tuấn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Minh Huyền (Q.12, TP.HCM)
Lương n n (H.Bình Chánh, TP.HCM) Hải Nam |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được không?
>> Không thể định sẵn tỷ lệ tốt nghiệp
>> Thủ khoa tốt nghiệp ước mơ trở thành cô giáo
>> Tốt nghiệp ngành gần vẫn được dự tuyển nghiên cứu sinh
>> Trà Vinh: Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn năm trước
>> Các tỉnh cuối cùng công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT
Bình luận (0)