Như
Thanh Niên đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân (VKS) tối cao vừa ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô, sau hơn 1 tháng nhận được kết luận điều tra từ Cơ quan ANĐT - Bộ Công an. Trong đó, làm rõ các nội dung: hành vi của từng bị can trong việc làm và cấp bằng giả, khoản tiền các bị can thu lợi bất chính và xử lý hậu quả đối với việc làm và cấp bằng giả… Đặc biệt, trong số 626 trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh, kết luận điều tra mới làm rõ 193 trường hợp không qua đào tạo... số liệu các trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo chỉ được nêu chung chung mà chưa rõ danh sách cụ thể. Do vậy, VKS tối cao cho rằng cần xác định cụ thể người nhận bằng và trách nhiệm từng bị can với các trường hợp này.
Trả công bằng cho người học thật
Mua gian dối thì cứ đưa ra cho mọi người cùng biết. Sao lại không công khai. Sợ bị công khai mất uy tín, mất việc thì sao lại liên quan tới vụ việc này?
|
Theo bạn đọc (BĐ) Lê Vân Ngọc Long, nên
công khai danh tính của những người đã
mua bằng giả của Trường ĐH Đông Đô cũng như các trường ĐH khác nếu các trường hợp này do cơ quan chức năng phát hiện. Bởi đây là một trong số những tệ nạn trong xã hội cần phải bị bài trừ và xử lý theo quy định luật pháp. Việc
công khai danh tính người sử dụng bằng giả sẽ giúp ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và góp phần tích cực trong việc làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội và tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong thi cử, tuyển dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ, công chức. Làm tốt sẽ tránh được những kẻ cơ hội, tiêu cực nói chung. Tránh tư tưởng chạy theo bằng cấp mà xem nhẹ cái cơ bản là năng lực, hiệu quả thực tế, kỹ năng công việc.
Theo tôi cũng không cần công khai nhưng phải xử lý triệt để, có nghĩa là các anh dính “phốt” này phải được cơ quan, nơi quản lý xem xét, kiểm điểm, có hình thức kỷ luật và bố trí lại công việc.
|
BĐ Nguyễn Thảo cũng rất đồng tình với ý kiến nêu trên và cho rằng “việc công khai danh tính của những người mua bằng giả sẽ giúp lành mạnh hóa, hạn chế tiêu cực việc mua bằng và đặc biệt là cần xử lý nghiêm để trả lại công bằng cho người học thật”.
Nên làm tới cùng
Một lập luận khác cũng được BĐ nêu lên, rằng cần công khai để cảnh báo những người có ý định sử dụng bằng cấp giả để tiến thân, giúp cho môi trường học thuật được trong sáng hơn, để những người học hành nghiêm túc được xã hội trân trọng hơn.
Không ai dám chắc còn trường ĐH bán bằng giả hay còn người mua bằng giả hay không, nên phải làm tới cùng, công khai và xử phạt những người mua bằng giả cũng như xử phạt ĐH Đông Đô.
|
BĐ Tịnh HTXH cho rằng nếu là cán bộ, công chức hay viên chức mà có tên trong danh sách thì cơ quan tổ chức của người đó cần phải xử lý nghiêm minh. Ngoài ra một vấn đề nữa đó là khi bị “rục rịch” thông tin bằng cấp có liên quan về Trường ĐH Đông Đô, cơ quan chức năng nên chú ý đến việc: sẽ có những trường hợp lén lút, nhờ vả để rút bằng ra khỏi hồ sơ của mình nhằm tiêu hủy chứng cứ! “Tôi mong rằng dù bất cứ ai có tên trong danh sách, ở bất kỳ cơ quan nào trong bộ máy nhà nước cũng cần phải xử lý thật nghiêm minh, không bao biện cho sai phạm. Họ đã bỏ tiền ra để có bằng tất nhiên sẽ có mục đích nên việc họ rút ra hồ sơ cán bộ lại là người đáng phải xử nặng hơn vì chính họ đã qua mặt cơ quan, lừa lọc cả nhân dân và công luận xã hội”, BĐ Tịnh HTXH viết.
Bình luận (0)