Theo TS Đặng Vũ Huân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), những bất cập nảy sinh trong quản lý và sử dụng đất đai không phải xuất phát từ bản thân khái niệm “sở hữu toàn dân đối với đất đai” mà do thể chế pháp luật về đất đai chưa phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là sự vận động của các quan hệ đất đai trong tình hình hiện nay. Nhấn mạnh “trong điều kiện của nước ta hiện nay, vẫn nên duy trì chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai” song TS Huân cho rằng cần phải tăng cường các biện pháp quản lý, sửa đổi pháp luật đất đai theo hướng hạn chế nhất định đối với quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước. “Trong đó, cần chú ý đến việc hạn chế quyền thu hồi đất, giao đất, đồng thời minh bạch hóa các quan hệ giao dịch liên quan đến đất đai, công khai các quy trình quản lý đất đai… được cho là hướng đi an toàn. Cách làm này không tạo ra sự xáo trộn lớn, nhưng vẫn giải quyết được hầu hết các mâu thuẫn, bất cập”, ông Huân kiến nghị.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, cho rằng: “Vấn đề cơ bản là phải được thể chế hóa và cụ thể hóa ở luật Đất đai sửa đổi sắp tới về thời hạn, các quyền cụ thể trong quyền sử dụng đất... vấn đề cấp sổ đỏ và thu hồi đất của nhà nước”.
Cùng ngày, Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp do Bộ Tư pháp tổ chức cũng đã diễn ra tại Hà Nội. Trong dự thảo báo cáo tổng hợp, Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc báo cáo công tác của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của mình. “Đây cũng là trách nhiệm chính trị của Thủ tướng, là một phương thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng”, Bộ này kiến giải.
Bảo Cầm
>> Cần hiến định quyền biểu quyết của dân về Hiến pháp
>> Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết góp ý Điều 4 Hiến pháp sửa đổi
>> HĐND tỉnh Vĩnh Long góp ý vào dự thảo Hiến pháp
>> HĐND tỉnh Bình Thuận góp ý vào dự thảo Hiến pháp
>> Hội đồng Dân tộc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp
>> Lạng Sơn góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Bình luận (0)