Nestlé tiên phong thúc đẩy thực hành ESG và nâng cao quyền năng kinh tế phụ nữ

13/12/2024 15:00 GMT+7

Chương trình tập huấn thường niên chia sẻ sáng kiến về thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và phát triển bền vững tại Sóc Trăng nằm trong số những hoạt động Nestlé Việt Nam phối hợp với các đối tác nhằm lan tỏa những sáng kiến bền vững, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Trao cơ hội phát triển cho phụ nữ, hợp tác cùng thắng

Trong vai trò đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, ngày 5.12, tại Sóc Trăng, Nestlé Việt Nam phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) tổ chức chương trình tập huấn về ESG với chủ đề: "Kiến tạo giá trị xã hội tích cực thông qua nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ".

Một trong những sáng kiến bền vững được chia sẻ, thảo luận sôi nổi là Chương trình Nestlé đồng hành cùng phụ nữ (Chị Nest), do Nestlé Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam đang triển khai ở 18 tỉnh, thành phố.

Bà Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Gia đình - Xã hội, Hội LHPN Việt Nam, nhấn mạnh, Nestlé Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ định hướng của Hội LHPN Việt Nam để quyết định đồng hành, thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới, thông qua các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình.

Bà Trương Thị Thu Thủy ghi nhận, các hoạt động của Nestlé Việt Nam góp phần tạo sinh kế, nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình

Bà Trương Thị Thu Thủy ghi nhận, các hoạt động của Nestlé Việt Nam góp phần tạo sinh kế, nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình

Đến nay, Chị Nest được triển khai ở 388 xã trên toàn quốc với 2.760 phụ nữ tự nguyện tham gia. Qua đánh giá, Chị Nest bước đầu giúp chị em cải thiện đời sống với mức thu thập bình quân tăng thêm mỗi tháng từ 300.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.

"Ở Chị Nest, phụ nữ các địa phương được tham gia các lớp tập huấn về dinh dưỡng, kỹ năng chuyển đổi số... Nên không chỉ là thu nhập tăng thêm, chị em có kiến thức chăm sóc gia đình, chủ động làm kinh tế thì mới thì ở gia đình mới đóng góp được tiếng nói quan trọng", bà Thủy chia sẻ.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp Phát triển bền vững - VCCI, cho biết bên cạnh yếu tố môi trường (E), quản trị (S), xã hội (S) đang là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm để thực thi ESG một cách cân bằng. Trong đó, Nestlé nằm trong số những doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG với nhiều sáng kiến, chương trình cụ thể, hiệu quả.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp Phát triển bền vững (VCCI) chia sẻ tại hội nghị

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp Phát triển bền vững (VCCI) chia sẻ tại hội nghị

Dẫn chứng ở Chị Nest, ông Huy cho rằng, sáng kiến này có cách tiếp cận mới, khác biệt trong công tác xã hội nói chung hiện nay khi không trao"con cá" mà hỗ trợ để gây dựng"cần câu".

"Ở Chị Nest, nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp được nuôi dưỡng để trao cơ hội phát triển cho phụ nữ thì lợi ích trong hợp tác ở đây là win - win, các bên cùng thắng, đó mới là sự phát triển bền vững", ông Huy chia sẻ.

Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam:

"Nestlé Việt Nam luôn gắn các mục tiêu phát triển kinh doanh với sự phát triển và thịnh vượng của cộng đồng. Trong suốt gần 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi không ngừng nỗ lực nhằm thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là nâng cao quyền năng phụ nữ trong toàn chuỗi giá trị. Qua các chương trình hợp tác với Hội LHPN Việt Nam, chúng tôi muốn tạo ra những tác động tích cực đến đời sống, vị thế của phụ nữ Việt Nam đóng góp vào mục tiêu chung về bình đẳng giới, thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm tại Việt Nam".

Nestlé tiên phong thúc đẩy thực hành ESG và nâng cao quyền năng kinh tế phụ nữ- Ảnh 3.

 

Đổi đời từ những sáng kiến bền vững

Ghi nhận tại Sóc Trăng, từ cam kết đến hành động, Nestlé Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam đang triển khai 2 mô hình: "Chị Nest" và "Cùng Maggi nấu nên cơ nghiệp" giúp nhiều phụ nữ đổi đời, ghi dấu ấn tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.

Điển hình là chị Phạm Anh Thư, ở ấp 1, xã Trinh Phú, H.Kế Sách tham gia đồng thời 2 chương trình nói trên và đang làm chủ cửa hàng tạp hóa bán hàng nhu yếu phẩm kết hợp đồ ăn cho người dân địa phương.

Theo chị Thư, trước đây, cửa hàng tạp hóa của gia đình "bán lặt vặt" một số hàng hóa, rau, trái cây vì thiếu vốn. Nhưng khi tham gia "Chị Nest" được hỗ trợ vốn trong năm đầu tiên, chị Thư mạnh dạn nhập nhiều mặt hàng về bán. Khi có nguồn hàng mới đa dạng, chất lượng, mẫu mã đẹp, cửa hàng thu hút rất đông bà con đến mua. Đến nay, nếu tính riêng tiền lãi từ các mặt hàng nhập của Nestlé Việt Nam về bán, chị Thu có thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, từ các sản phẩm chất lượng trực tiếp sử dụng, được tham dự tập huấn về dinh dưỡng và có tài lẻ khéo nấu nướng, chị Thư mạnh dạn mở quầy hàng ăn uống, bán mỗi ngày gần 100 tô hủ tiếu. Hiện nay, nhờ thực hiện hai mô hình, chị Thư có tổng thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng.

"Khi tham gia vào 2 chương trình này, tôi được hướng dẫn sử dụng app trên điện thoại di động để quản lý thu chi, chỉ cần nhập số liệu là cho ra số lãi hàng ngày, rất nhanh gọn, không phải ghi chép sổ sách, ngồi bấm máy tính tính toán như trước đây", chị Thư nói.

Chị Phạm Anh Thư đang có thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng

Chị Phạm Anh Thư đang có thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng

Mới triển khai gần 1 năm, chương trình Cùng Maggi nấu nên cơ nghiệp tại xã Mỹ Thuận, H. Mỹ Tú có 11 phụ nữ. Trong số đó, chị Ngô Quỳnh Anh có với quầy hàng bán đồ ăn sáng mới vận hành được hơn 3 tháng với các món: xôi mặn, bánh mì, cơm chiên Dương Châu…nhưng có lượng khách, thu nhập ổn định. Chị Quỳnh Anh cho biết, quầy hàng mỗi ngày bán được hơn 100 suất ăn cho học sinh, người lao động và có lãi khoảng 300.000 đồng/ngày và chỉ bận rộn khoảng 2 tiếng đầu buổi sáng.

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm 2020 toàn tỉnh chỉ có 225 Chị Nest ở 20 xã nhưng đến năm 2024 đã tăng lên 450 chị Nest ở 45 xã. "Các chị Nest có thu nhập bình quân tăng thêm từ 1 - 2,5 triệu đồng/tháng. Đây là mô hình hiệu quả giúp phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh, nâng cao hiểu biết, có thêm thu nhập để chăm lo tốt hơn cho gia đình; góp phần thu hút chị em nhiệt tình tham gia các hoạt động của hội ở địa phương", bà Phượng nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.