Nga huỷ đề nghị cho đội tàu chiến được tiếp nhiên liệu tại Tây Ban Nha

26/10/2016 22:49 GMT+7

Nga đã huỷ yêu cầu trước đó với giới chức Tây Ban Nha về việc cho phép đội tàu chiến trên đường sang Syria được cập cảng Ceuta để nạp nhiên liệu.

Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha ngày 26.10 cung cấp thông báo cho TASS nói rằng Nga đã huỷ đề nghị với phía Tây Ban Nha về việc cho đội tàu chiến của Nga cập cảng ở thành phố tự trị Ceuta. Đội tàu chiến của Nga gồm 8 chiếc, dẫn đầu là tàu sân bay duy nhất của nước này, chiếc Đô đốc Kuznetsov. Hiện Nga đã có khoảng 10 tàu chiến hiện diện ở vùng biển ngoài khơi Syria, theo BBC.
Trong tuyên bố nêu rằng chính quyền Tây Ban Nha hồi tháng 9 đã cho phép 3 tàu chiến của Nga cập cảng ở Ceuta từ ngày 28.10 đến ngày 2.11. Tuy nhiên, Đại sứ quán Nga tại Madrid đã gửi thông báo huỷ yêu cầu này.
Trước đó, việc Nga đề nghị được cập cảng Ceuta, lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm ở bờ biển phía bắc châu Phi, đã khiến các nước NATO tỏ ra lo ngại. Theo Wall Street Journal, hàng chục tàu chiến Nga từng ghé cảng này trong vài năm qua, nhưng lần này lại rắc rối hơn vì theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đội tàu của Nga có thể đang đến Syria để gia tăng chiến dịch oanh tạc lên thường dân tại thành phố Aleppo.

tin liên quan

Nga tuyên bố điều tàu sân bay đến Syria
Bộ Quốc phòng Nga ngày 21.9 tuyên bố sẽ điều tàu sân bay duy nhất của nước này đến phía đông Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria, nhằm tăng cường cho lực lượng quân sự Nga tại đây.
Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cũng đã yêu cầu Đại sứ Nga giải thích về những thông tin tàu chiến đến Syria tham gia hoạt động quân sự. Trước đó, Tây Ban Nha đã chịu nhiều áp lực từ các nước Mỹ và Anh về kế hoạch cho tàu chiến Nga cập cảng để nạp nhiên liệu.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon ngày 26.10 nói ông cực kỳ lo ngại việc một nước NATO lại đi hỗ trợ đội tàu sân bay Nga để rồi sau đó đội tàu này ném bom lên dân thường Syria. Mặt khác, ông Fallon cho rằng các nước NATO cần phải đoàn kết.
Theo đài RT, nhiệm vụ của đội tàu sân bay Nga đã gây ra một cơn hoảng loạn truyền thông trên toàn châu Âu. Đài Nga nói rằng hải quân các nước như Anh, Na Uy, Hà Lan đã phải điều tàu hộ tống và do thám để theo dõi các tàu chiến Nga đi ngang qua vùng biển các nước này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.