Nga không thể dùng Trung Quốc để 'lấp chỗ' phương Tây

10/08/2014 11:40 GMT+7

(TNO) Đang bị phương Tây cấm vận kinh tế và đang có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, nhưng Moscow khó có thể đặt trọn lòng tin vào Bắc Kinh.

(TNO) Đang bị phương Tây cấm vận kinh tế và đang có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, nhưng Moscow khó có thể đặt trọn lòng tin vào Bắc Kinh, tờ The Moscow Times (Nga) dẫn đánh giá của một nhà phân tích người Mỹ.

>> Nga: Cấm vận từ Mỹ-EU sẽ khiến Moscow 'độc lập, tự tin' hơn

:rel:d:bm:LR2E93M10FQUE
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sánh bước cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lần gặp gỡ ở Moscow - Ảnh: Reuters

Bình luận trên The Moscow Times, Chris Miller, một nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường đại học danh tiếng Yale (Mỹ), cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine và những vấn đề mang tính chính trị phát sinh sau đó đã khiến Nga chú tâm vào việc củng cố hệ thống chính trị ít dựa vào Liên minh châu u (EU) và Mỹ.

Tại sao Nga ngày càng cần Trung Quốc?

“Lệnh cấm vận của phương Tây đã bộc lộ sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào phương Tây của Moscow. Để đối phó với chuyện này, nhiều nhà hoạch định chiến lược Nga đã kêu gọi chính phủ tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc”, ông Miller cho biết.

 
Lợi ích của 2 nước này trong nhiều lĩnh vực đối chọi nhau nếu 2 nước thắt chặt hợp tác...
Chuyên gia người Mỹ Chris Miller

Có 4 yếu tố khiến Nga và Trung Quốc ngày càng gần nhau hơn: năng lượng, quân sự, đường lối ngoại giao và ý thức hệ, theo ông Miller.      

“Trong ngắn hạn, bất đồng về giá khí đốt giữa Ukraine và Nga có lẽ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp khí đốt của Moscow cho thị trường châu u vì đường ống dẫn khí đốt băng qua Ukraine để vào châu u rất quan trọng đối với Nga”, chuyên gia Mỹ nhận định.

“Trong dài hạn, vị thế độc quyền của Nga trong thị trường năng lượng châu u đang lung lay vì EU có thể muốn giảm ảnh hưởng của Nga và tăng cường nhập khẩu từ các nước khác”, ông Miller nói.

Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc lại tiếp tục tăng mạnh và bảo toàn nguồn cung năng lượng là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh, ông Miller nhận định.

“Trung Quốc muốn mua năng lượng từ Nga vì đường vận chuyển năng lượng từ Nga an toàn hơn so với đường đi từ các nước ở vùng Vịnh”, chuyên gia này cho hay. “Thỏa thuận xây dựng một đường ống khí đốt cho Trung Quốc của tập đoàn Gazprom (Nga) nhiều khả năng là bước đầu tiên cho việc tăng cường quan hệ năng lượng giữa 2 nước này”, ông Miller cung cấp thêm thông tin.

Nga và Trung Quốc cũng đang tăng cường quan hệ trong mảng quốc phòng, theo ông Miller. Trung Quốc lâu nay đã là một thị trường xuất khẩu vũ khí quan trọng của Nga và thương vụ bán tên lửa S-400 cho Bắc Kinh mới đây của Moscow đánh dấu một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ kể trên.

Những người chủ trương tăng cường quan hệ với Trung Quốc ở Nga cũng có thêm lý do để ủng hộ đường lối này khi Bắc Kinh từ chối phản đối việc Nga sáp nhập Khu tự trị Crimea của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, ông Miller nói.

Ngoài ra, lý do cuối để nhiều người kỳ vọng Moscow và Bắc Kinh thắt chặt quan hệ là việc cả hai đều có chung các mục tiêu về ý thức hệ, vốn có vai trò then chốt trong việc duy trì hệ thống chính trị trong nước, theo nhà phân tích Mỹ.

Mối quan hệ không vững chắc

“Tuy nhiên, liệu 4 yếu tố trên có tạo nên được một nền tảng vững chắc cho quan hệ Nga - Trung? Có lẽ không”, ông Miller bình luận.

“Một lý do là vì lợi ích của 2 nước này trong nhiều lĩnh vực đối chọi nhau nếu 2 nước thắt chặt hợp tác”, chuyên gia phân tích Mỹ cho biết. “Bằng chứng rõ ràng nhất là ở Trung Á. Trước khi ký thỏa thuận đường ống khí đốt với Moscow, Bắc Kinh đã có những thỏa thuận lớn hơn với Turkmenistan. Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc đang làm ăn phát đạt tại Trung Á, đặt biệt là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan”, ông Miller dẫn chứng.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Ngoài năng lượng, Bắc Kinh vẫn chưa có mục tiêu cụ thể nào về mặt địa chính trị tại Trung Á. Trong khi đó, Nga có quyền lợi an ninh đặc biệt cùng các mối quan hệ kinh tế tại đây và hiện có rất ít nhà hoạch định chính sách tại Nga hay Trung Quốc nghĩ rằng 2 nước có chung mục tiêu tại khu vực này, ông Miller cho hay.

Lý do thứ hai cho thấy Moscow và Bắc Kinh khó gần gũi hoàn toàn đó là sự mất cân bằng về kinh tế giữa 2 bên, ông Miller nói thêm.

“Các công ty Nga sẽ hưởng lợi lớn từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc ít có khả năng mua được gì nhiều từ Nga ngoài các nguyên liệu thô”, chuyên gia Mỹ đánh giá.

“Các ngành công nghiệp và dịch vụ của Nga cũng sẽ không thấy lợi ích gì từ sự mở rộng về thương mại với Trung Quốc và họ sẽ thấy mình bị đe dọa bởi các mặt hàng giá rẻ từ quốc gia châu Á”, ông Miller phân tích thêm.

“Quan hệ giao thương giữa Trung Quốc và Nga sẽ giống như quan hệ giao thương giữa Trung Quốc với các nước Trung Đông, Venezuela, Angola và nhiều nước khác, những quốc gia bán năng lượng cho Trung Quốc để đổi lấy hàng hóa”, ông Miller phân tích.

“Điều này sẽ tốt cho các công ty năng lượng Nga, nhưng những công ty Nga khác sẽ không thấy đây là một điều có lợi”, chuyên gia Mỹ nhận định.

Ông Miller còn nói thêm rằng lý do quan trọng nhất khiến khó có thể có một mối quan hệ vững chắc giữa Nga và Trung Quốc là vì cả 2 không đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp nhau đạt được các mục tiêu cốt lõi.

“Mục tiêu chính của Bắc Kinh là bảo toàn tăng trưởng kinh tế trong nước và mở rộng ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong cả 2 mục tiêu này, Nga chỉ có thể đóng một vai trò nhỏ”, chuyên gia Miller nói.

“Trong khi đó, Mỹ, EU và các nước châu Á khác sẽ đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Moscow lúc này đang tập trung vào vùng biên giới phía tây, còn Bắc Kinh lại ít quan tâm tới Ukraine, Georgia hay Moldova và nhiều khả năng sẽ không can thiệp vào”, chuyên gia Mỹ cho biết thêm.

Hoàng Uy  

>> Việt Nam sẽ mua thêm nhiều vũ khí tối tân từ Nga
>> Ngoại trưởng Mỹ: Nga tìm cớ để xâm chiếm thêm lãnh thổ Ukraine
>> Nga sẽ trả giá đắt cho hành động quân sự tại Ukraine?
>> Quan chức Ukraine: 16.000 lính Nga có mặt tại Crimea
>> Nga ra tối hậu thư cho Ukraine  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.