Nga lại tấn công Odessa, cảnh báo tàu vào cảng Ukraine

Nga lại tấn công Odessa, cảnh báo tàu vào cảng Ukraine

La Vi
La Vi
21/07/2023 12:48 GMT+7

Nga đã triển khai đợt tập kích tên lửa vào các cảng phía nam của Ukraine một lần nữa và nói rằng bất kỳ tàu nào hướng tới Ukraine đều có thể được xem là mục tiêu, là tăng thêm lo lắng về nguồn cung ngũ cốc cho thị trường toàn cầu.

Các cảng phía nam của Ukraine hôm 20.7 càng hoang tàn hơn nữa. Tên lửa Nga tấn công Odessa và Mykolaiv trong đêm. Đây là đêm thứ ba liên tiếp Nga tiến hành không kích vào khu vực.

Các quan chức cho biết ít nhất 21 người bị thương trong các cuộc tấn công mới nhất. Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào các cảng biển Đen sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc hôm 17.7. Hôm 20.7, Nga tiếp tục làm gia tăng căng thẳng với tuyên bố bất kỳ tàu nào đến cảng Ukraine đều có thể bị xem là mục tiêu.

Điều này có thể làm đổ vỡ kế hoạch của Kyiv nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu qua vùng biển Romania.

Nga lại tấn công Odessa, đe dọa tàu ngũ cốc - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ làm việc tại một tòa nhà bị hư hại do cuộc tấn công của Nga ở Odessa hôm 20.7

REUTERS

Lo lắng lại dâng lên về nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, khi dự trữ ngũ cốc và cơ sở hạ tầng cảng cũng bị phá hủy trong các cuộc tấn công mới nhất.

Ngày 20.7, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Josep Borrell nhận định về nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực lớn trên toàn cầu.

Ông cho biết các nước châu Âu sẽ phải giúp tìm các tuyến đường mới để xuất ngũ cốc của Ukraine: "Nếu tuyến đường biển bị đóng cửa, chúng tôi sẽ phải tăng khả năng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine thông qua các cảng của chúng tôi, điều đó có nghĩa là các nước láng giềng Ukraine sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Họ sẽ phải đóng góp nhiều hơn, mở cửa biên giới và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải".

Ukraine nói các đòn tấn công mới của Ukraine là nhằm phá vỡ nguồn cung lương thực toàn cầu. Không có bình luận từ Moscow.

Phát biểu trước đó một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không phản đối việc nối lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc. Nhưng ông nói thỏa thuận sụp đổ là do phương Tây không thực hiện lời hứa đối với hàng xuất khẩu của Nga.

Cũng vào hôm 20.7, những căng thẳng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường toàn cầu. Giá lúa mì tăng trở lại do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung kéo dài.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.