Trạm radar cảnh báo tấn công tên lửa Dnepr có thể phát hiện tức thời việc phóng tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo từ các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen.
Từ cuối thập niên 1990, khi Crimea còn thuộc quyền quản lý của Ukraine, trạm Dnepr đã phải ngưng hoạt động do thiếu kinh phí và cũng do nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa không cao. Hiện nay, trong bối cảnh NATO vừa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu rất gần với Nga, do nhu cầu phòng vệ, Nga gấp rút phục hồi trạm này và củng cố những trạm nằm gần biên giới phía Tây.
Theo kế hoạch, trạm sẽ được trang bị loại radar có thể hoạt động trong phạm vi băng tần ở hàng centimet, trong khi đó trạm cảnh báo tấn công tên lửa ở Armavir thuộc vùng Kuban gần đó chỉ hoạt động trong băng tần decimet.
tin liên quan
Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania: Giá trị mới của kế hoạch cũSau khi được phục hồi và đưa vào hoạt động trở lại, trạm Dnepr sẽ bổ sung hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ tên lửa hình vòng tròn, cảnh báo kịp thời các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Nga.
Ví dụ tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn từ Địa Trung Hải phải mất khoảng 120 phút mới bay đến Moscow. Nhận được cảnh báo từ radar ở Dnepr, phía Nga có dư thời gian để đánh chặn.
Cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Đông Âu tuy mang danh nghĩa “lá chắn” nhưng có thể chuyển đổi mục đích bất cứ lúc nào (từ phòng vệ sang tấn công), Nga buộc phải tăng cường và củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Trên khắp nước Nga hiện có hàng chục trạm cảnh báo tấn công tên lửa.
Bình luận (0)