Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa'

10/04/2023 07:36 GMT+7

Làng lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) là một trong những bối cảnh quan trọng của phim Lụa. Những thước phim giúp khán giả được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi đi cùng câu chuyện tình yêu của những thanh niên làm nghề dệt lụa.

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 1.

Làng lụa Mã Châu cách Hội An tầm 15,5km, men theo quốc lộ 1A theo hướng đến thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 2.

Làng lụa Mã Châu nổi danh khắp nơi nhờ việc từng là vùng chuyên dệt nên dòng lụa hảo hạng, dành cho giới quý tộc và hoàng gia

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 3.

Nhưng những năm qua, khi tình hình xã hội phát triển, người trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống thủ công của quê hương, còn những người lớn tuổi trong làng mai một dần, những sản phẩm làm ra không có chỗ đứng trước sản phẩm tơ lụa công nghiệp hiện đại khác trên thị trường. Vì vậy, các hộ gia đình, hợp tác xã tơ lụa dần giải thể, việc trồng dâu nuôi tằm cũng vì thế mà mai một đi, lụi tàn dần

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 4.

Phim Lụa do TFS (Đài truyền hình TP.HCM) sản xuất, đạo diễn Trần Đức Long cầm trịch, khai thác đề tài thời trang, về nghề dệt lụa truyền thống của dân tộc nên yếu tố thời trang được đặt hàng đầu. Không chỉ đầu tư vào phục trang với các hãng thời trang nổi tiếng hỗ trợ, phim cũng dành kinh phí lớn tái hiện làng nghề truyền thống dệt lụa ở Duy Xuyên (Quảng Nam)

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 5.

Từ tập 16, sự hồi tưởng của các nhân vật Công Ninh, Mai Huỳnh, Kiều Trinh... làng nghề truyền thống được đặc tả từ quá khứ đến hiện đại với rất nhiều cảnh quay đắt giá

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 6.

Các diễn viên được hướng dẫn, tập luyện để có thể ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về nghề dệt lụa

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 7.

“Lụa là hình ảnh, đường dây xuyên suốt để các nhân vật gắn kết yêu thương, xóa bỏ hận thù. Và cũng chính lụa đã tôn vinh, mở ra nhiều hy vọng mới về ngành nghề truyền thống của dân tộc. Thông qua bộ phim chúng tôi mong muốn góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của Việt Nam”, đạo diễn Trần Đức Long chia sẻ về thông điệp của bộ phim

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 8.

Bộ phim tái hiện câu chuyện của quá khứ vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng nghề truyền thống thông qua câu chuyện tình yêu của những thanh niên làm nghề dệt lụa

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 9.

Đạo diễn không chọn những đại cảnh hoành tráng mà đi sâu vào từng chi tiết của một làng nghề lâu đời. Từ khung cửi đã có hàng chục năm vẫn đang bền bỉ hoạt động, cho tới bờ sông phơi lụa trữ tình, đẹp mắt. Tất cả mang đến sự hoài niệm về một quá khứ sôi nổi của làng nghề lụa Mã Châu

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 10.

Đạo diễn Trần Đức Long chia sẻ thêm: “Để đưa cả ê kíp đoàn phim đến Quảng Nam quay những cảnh hồi tưởng quá khứ là sự cố gắng rất lớn. Bên cạnh ngành công nghiệp thời trang đang phát triển năng động ở TP.HCM, tôi muốn lồng ghép về giá trị truyền thống để thế hệ sau tiếp nối và bảo tồn những gì tốt đẹp nhất của lụa. Và đó cũng là chủ đề tư tưởng, đường dây xuyên suốt của phim”

ĐPCC

Ngắm làng lụa hơn 600 năm trong phim 'Lụa' - Ảnh 11.

Phim Lụa do TFS sản xuất dài 31 tập đang được phát sóng vào giờ vàng lúc 19 giờ 30 thứ hai, ba, tư hằng tuần trên HTV7, với sự tham gia của các diễn viên trẻ như Oanh Kiều, Mã Hiểu Đông, Đạt Nguyễn, Bella Mai, ca sĩ Vũ Hà… Bộ phim khai thác đề tài về thời trang, cụ thể về nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Qua cách kể của đạo diễn Trần Đức Long, khán giả sẽ thấy sự đam mê, nhiệt huyết ở người trẻ về nghề truyền thống của dân tộc dù ở bất kỳ thời đại nào

ĐPCC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.