Ngắm Văn Miếu Huế trước ngày trùng tu

Lê Hoài Nhân
Lê Hoài Nhân
13/11/2022 09:07 GMT+7

Dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích Văn Miếu Huế, một di tích đặc biệt trong Quần thể di tích cố đô Huế vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Di tích Văn Miếu Huế (hay còn gọi là Văn Thánh Miếu) là công trình có tuổi đời hơn 200 năm, đóng vai trò đặc biệt trong Quần thể di tích cố đô Huế. Nơi đây đang thờ tự các bậc tiên thánh, tiên hiền Nho học và các bậc hiền tài của đất nước.

Trải qua hơn 2 thập kỉ, công trình này đang trong tình trạng tổn thất nặng. Nhằm bảo tồn, phục hồi, tôn tạo công trình này, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 7 mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu” giai đoạn 1.

Cùng Thanh Niên ngắm Văn Miếu Huế trước ngày trùng tu.

Di tích Văn Miếu Huế nằm tại số 72, đường Văn Thánh, P.Hương Hồ, TP.Huế. Đây là một trong những công trình tiêu biểu, có giá trị văn hóa, kiến trúc nổi bật dưới thời nhà Nguyễn

LÊ HOÀI NHÂN

Ngày 17.4.1808 dưới triều Gia Long, nhà vua cùng triều đình đã quyết định chọn quả đồi gần chùa Thiên Mụ, sát tả ngạn sông Hương để xây công trình Văn Miếu, đồng thời vua cho xây thêm trường Quốc Tử Giám

LÊ HOÀI NHÂN

Các công trình kiến trúc chính đều xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh. Quay mặt về hướng Nam và nhìn ra dòng Hương thơ mộng. Đến ngày 12.9.1808, công trình này hoàn thành

LÊ HOÀI NHÂN

Từ cổng chính, du khách sẽ bước vào khu vực thành nội của di tích Văn Thánh

LÊ HOÀI NHÂN

Tại đây có cổng thành với những bậc thang được chia làm 3 dãy, phân chia bởi 4 con rồng đá

LÊ HOÀI NHÂN

Trung tâm của di tích là 2 dãy nhà đặt 32 tấm bia tiến sĩ, nơi được khắc tên tuổi của những người thi đỗ tiến sĩ thời xưa. Là nơi thờ tự các bậc tiên thánh, tiên hiền Nho học và các bậc hiền tài của đất nước

LÊ HOÀI NHÂN

Tấm bia đá khắc tên những vị tiến sĩ dưới thời nhà Nguyễn được đặt trên lưng những con rùa. Đây được xem là biểu tượng cho sự kính trọng, tuyên dương những người thành công trên con đường thi cử

LÊ HOÀI NHÂN

Phía cuối hai dãy là hai nhà bia đá lớn gồm bia của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (tức vua Minh Mạng) viết về việc thái giám không được liệt vào hạng quan lại

LÊ HOÀI NHÂN

Nhà bia còn lại là của Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (tức vua Thiệu Trị) nói về việc họ hàng bên ngoại của nhà vua sẽ không được tham gia vào việc chính quyền

LÊ HOÀI NHÂN

Từ khi thành lập đến nay, di tích Văn Miếu đã trải qua nhiều lần tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ vào các năm 1818, 1822, 1895 và 1903

LÊ HOÀI NHÂN

Năm 1947, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và tàn phá nơi này, khiến nhiều công trình bị hư hại nặng nề

LÊ HOÀI NHÂN

Đến nay vì nhiều lý do khác nhau, công trình đang trong tình trạng tổn thất nặng. Các công trình gỗ, bao gồm ngôi điện chính, chỉ còn lại nền móng

LÊ HOÀI NHÂN

Với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử, nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến tham quan yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước

LÊ HOÀI NHÂN

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, việc đầu tư tu bổ phục hồi di tích Văn Miếu là rất cần thiết, nhằm tưởng nhớ đến những danh nhân đã góp phần xây dựng đất nước dưới triều Nguyễn, đồng thời góp phần tôn vinh, cổ vũ tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Thừa Thiên-Huế nói riêng

LÊ HOÀI NHÂN

Theo chủ trương đầu tư, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích này với tổng mức đầu tư hơn 65,9 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến sẽ triển khai trong vòng 3 năm.

Sau khi phục dựng thành công, di tích Văn Miếu Huế sẽ góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống di sản kiến trúc cố đô Huế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.