|
Theo thống kê, Việt Nam có gần 60% dân số mắc các bệnh về khớp; khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ; 10-15% bệnh nhân bị tàn phế; tỷ lệ tử vong ở những người bị suy giảm chức năng vận động, mắc thêm các bệnh lý khác như: tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương … ngày càng tăng cao.
Với biểu hiện đặc trưng là sưng, đau, nóng, đỏ, cơ bắp dần yếu đi, cứng khớp, biến dạng khớp… ở nhiều mức độ khác nhau, bệnh khớp không chỉ làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh.
Vì sao bệnh khớp dễ tái phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh khớp bị tái đi tái lại nhiều lần như: chưa điều trị dứt điểm đợt viêm khớp cấp; người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi thấy bệnh đỡ hoặc không đảm bảo đủ thời gian cần thiết cho 1 đợt điều trị bằng thuốc nam (ít nhất là 3 tháng); sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường không kiêng khem, giữ gìn; vận động thiếu hợp lý…khiến bệnh khớp tái phát và tiến triển ngày càng nặng hơn.
Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, người bệnh lại không có chế độ dự phòng, giữ ấm cơ thể lúc giao mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân. khiến bệnh khớp trở nên dai dẳng.
Bên cạnh đó, bệnh khớp được gây ra do nhiều yếu tố như: nhiễm khuẩn, di truyền… nên bệnh thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm…; Các tác động của chất kích thích như rượu, cafe khiến cho bệnh dễ tái phát.
Làm gì để khớp ít tái phát nhất?
Các bác sỹ chuyên khoa xương – khớp cho rằng: Để bệnh khớp ít tái phát nhất, người bệnh cần phải sử dụng đúng và đủ liều lượng điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng dược phẩm có thành phần cao rắn hổ mang và các thảo dược quý như Viên khớp Bách Xà vừa an toàn, vừa tận gốc mà không sợ các tác dụng phụ trên dạ dày, trên gan và thận như các loại thuốc Tây. Tuy nhiên, lượng dùng với các loại thuốc này ít nhất cho một đợt điều trị là khoảng 3 tháng.
Với bệnh nhân nặng và mạn tính, nên duy trì uống cho đến khi bệnh gần như khỏi hẳn mới nên dừng uống thuốc. Không nên chữa bệnh với tâm lý “muốn nhanh khỏi bệnh”, bởi càng nôn nóng sẽ càng có cảm giác bệnh lâu khỏi, dễ dẫn đến kiểu chữa bệnh nửa chừng. Tai hại hơn, khi chưa uống đủ liều lượng, chưa dứt điểm bệnh mà đã ngưng dùng thuốc sẽ khiến bệnh cực nhanh tái phát, rất dai dẳng và mức độ bệnh cũng phức tạp hơn.
Để tránh bệnh khớp tái phát, bệnh nhân nên tránh ở trong môi trường lạnh, ẩm kéo dài. Bên canh đó, cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, xương khớp khi thời tiết thay đổi. Cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý như bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái; Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày (bởi nước chiếm 70% thành phần của sụn) sẽ giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Ngoài ra, để tránh cứng khớp, đau khớp và hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh, nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ, đạp xe và vận động hợp lý để có được một sức khỏe ổn định và dẻo dai.
|
Để được tư vấn về bệnh khớp, vui lòng gọi đến tổng đài: 04. 3995. 3901
Website: www.bachxa.vn
THÔNG TIN DỊCH VỤ
>> Thiếu vitamin D dễ bị viêm khớp
>> Viêm khớp dạng thấp
>> Phân biệt viêm khớp và gút
Bình luận (0)