Kết quả này bắt nguồn từ việc các thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và thu mua sáp nhập doanh nghiệp trị giá nhiều tỉ USD đã diễn ra sôi động gần đây. Điển hình như việc tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi vừa giành chiến thắng trong thương vụ trị giá khoảng 11,2 tỉ USD để mua lại Tập đoàn nước uống và bất động sản Singapore là Fraser and Neave (F&N). Ngoài ra, Tập đoàn Felda Global Ventures Holdings cũng vừa đạt kỷ lục khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Malaysia đã huy động được 3,2 tỉ USD. Đây là thương vụ IPO lớn nhất từ trước đến nay tại châu Á và lớn thứ hai thế giới trong năm 2012.
|
Nhờ vào những diễn biến sôi động trên, tính riêng mảng kinh doanh chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ thì thị trường Đông Nam Á không còn cách quá xa so với Trung Quốc. Hiện nay, tại châu Á, ngân hàng đầu tư lớn nhất thuộc về Nhật Bản với giá trị khoảng 26 tỉ USD. Tiếp theo là Trung Quốc với 19 tỉ USD và thứ ba là Đông Nam Á với 13 tỉ USD. Trong khi đó, “pháo đài tài chính” một thời là Hồng Kông có giá trị thị trường ngân hàng đầu tư chỉ còn khoảng 8 tỉ USD, bằng với Úc, Ấn Độ thì khiêm tốn với con số 5 tỉ USD.
Mặc dù còn kém 6 tỉ so với Trung Quốc nhưng thị trường ngân hàng đầu tư Đông Nam Á đang có nhiều triển vọng hơn nhờ vào môi trường pháp lý thông thoáng hơn. Báo The Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia H.V.Vinayak, đứng đầu mảng ngân hàng đầu tư và thị trường vốn châu Á của Tập đoàn tư vấn quản lý Mckinsey, nhận định: “Đối với người nước ngoài, thị trường Trung Quốc khó tiếp cận hơn so với Đông Nam Á”. Ông Eric Varvel, Phó tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn tài chính Credit Suisse (Thụy Sĩ), nhận xét các tỉ phú Đông Nam Á giờ đây đang tăng cường mở rộng kinh doanh ra khỏi thị trường nội địa bằng cách hợp tác với các ngân hàng để thực hiện những thương vụ nhiều tỉ USD.
Trong khi đó, thông qua các thương vụ vừa qua, nhóm ngân hàng châu Á cũng chứng tỏ khả năng lấn lướt những đối thủ từng lẫy lừng trên thế giới. Điển hình như trong thương vụ giành quyền kiểm soát F&N, 2 tập đoàn Credit Suisse và Bank of America Merrill Lynch (Mỹ) cung cấp tài chính cho gia đình Riady nhưng đã thất bại trước tỉ phú Charoen, được bảo trợ bởi 2 đại gia Singapore là United Overseas Bank và DBS Bank. Vì thế, theo giới chuyên gia, thị trường ngân hàng đầu tư Đông Nam Á đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính Đông Á hồi thập niên 1990. Trong đó, ưu thế cũng đang thuộc về các ngân hàng châu Á.
Ngô Minh Trí
>> Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu
>> Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bị tạm giam
>> Thị trường bất động sản đã và đang méo mó
>> Mỹ trừng phạt Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên
>> Thẻ ngân hàng nhận dạng chữ ký
>> Cán bộ ngân hàng trả lại cho khách 1 tỉ đồng tiền thừa
>> Các ngân hàng kỳ vọng lãi suất giảm 2%
>> Nhiều ngân hàng chưa thu phí ATM
Bình luận (0)