Ngày 5.9, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thêm gần 15.000 tỉ đồng trên thị trường mở. 13 thành viên đã chấp nhận “vay nóng” nhà điều hành trong kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 4,5%/năm. Mức lãi suất này tăng từ 1 - 1,9%/năm so với lãi suất trước đó 1 tuần.
Chi phí vốn của các nhà băng tăng cao |
ngọc thắng |
Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục bơm tiền ra thị trường khối lượng lớn với lãi suất cao. Cụ thể, ngày 31.8 bơm gần 10.000 tỉ đồng cho 10 thành viên với lãi suất 4,5%/năm; ngày 30.8, bơm gần 10.000 tỉ đồng. Trong khi ngày trước đó (29.8) chỉ bơm ra 430 tỉ đồng với lãi suất 4%/năm mà lượng tiền hút về lên đến 1.000 tỉ đồng. Những động thái này hoàn toàn trái ngược với diễn biến tuần trước đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục hút tiền về với khối lượng lớn. Chỉ từ ngày 22 - 26.8 đã hút về 33.600 tỉ đồng, trong khi lượng tiền bơm ra chỉ 4.587 tỉ đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng đã phải bỏ ra nhiều tiền hơn để vay mượn vốn của các nhà băng khác trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, tăng 4,46%/năm chỉ trong một năm. Cụ thể, ngày 5.9, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên 5,17%/năm, 1 tuần lên 5,25%/năm, 2 tuần lên 5,3%/năm, 1 tháng lên 5,38%/năm, 2 tháng lên 5,33/năm, 3 tháng lên 4,37%/năm… Như vậy, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng cao hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ở khu vực dân cư. Lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng ở kỳ hạn 7 và 14 ngày khoảng 0,2%/năm, 1 tháng từ 3,1 - 4%/năm, 3 tháng từ 3,4 - 4%/năm…
Bình luận (0)