Ngân hàng thứ 3 của Mỹ có sắp sụp đổ như lời đồn?

Khánh An
Khánh An
27/04/2023 23:53 GMT+7

Giới chuyên môn phân tích khả năng Ngân hàng First Republic sụp đổ như 2 ngân hàng khác là Silicon Valley và Signature.

Ngân hàng thứ 3 của Mỹ có sắp sụp đổ như lời đồn? - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng First Republic ở San Francisco, California

AFP

Đài CNN tối 27.4 đăng bài phân tích về tình hình của Ngân hàng First Republic, ngân hàng thứ 3 của Mỹ bị cho là có nguy cơ sụp đổ như 2 ngân hàng khác ở nước này là Silicon Valley và Signature.

Dường như điều này có nguy cơ xảy ra, khi First Republic cũng giống SVB khi là một ngân hàng khu vực tầm trung với cơ sở khách hàng tập trung cao, số lượng lớn tiền gửi tiết kiệm không được bảo hiểm và những khoản lỗ chưa được nhận biết như từ trái phiếu.

Ngân hàng First Republic có trụ sở chính ở San Francisco (California) và 88 chi nhánh tập trung chủ yếu ở các bờ biển của Mỹ.

Tin đồn, cổ phiếu lao dốc

Tin đồn dấy lên ngày 26.4 khi một số hãng truyền thông dẫn các nguồn ẩn danh nói rằng ngân hàng đang tìm cách cắt bớt thỏa thuận bán tài sản và Nhà Trắng không muốn xúc tiến hỗ trợ.

Còn có thông tin cho rằng Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi liên bang (FDIC) đang xem xét hạ bậc nợ của ngân hàng, điều này sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay thiết yếu từ Cục Dự trữ Liên bang.

SVB, ngân hàng số một cho nhiều start-up Mỹ, đã phá sản trong 48 giờ ra sao?

FDIC, Cục Dự trữ liên bang, Nhà Trắng và Ngân hàng First Republic chưa lập tức phản hồi đề nghị đưa ra bình luận về những bài báo trên, nhưng thiệt hại đã được ghi nhận.

Cổ phiếu ngân hàng này giảm thêm gần 30% vào ngày 26.4, sau khi lao dốc 49% vào một ngày trước đó. Giao dịch của cổ phiếu đã bị tạm dừng nhiều lần trong cả 2 ngày do sự sụt giảm nhanh chóng dẫn đến thời gian chờ kích hoạt do biến động của Sở giao dịch chứng khoán New York.

Điều gì đang thực sự xảy ra?

Theo CNN, thực tế điều chúng ta biết chắc là Ngân hàng First Republic báo cáo hôm 24.4 rằng tổng tiền gửi tiết kiệm giảm 41% trong quỹ 1 xuống còn 104,5 tỉ USD, dù sau khi nhiều ngân hàng vào cuộc với khoản hỗ trợ 30 tỉ USD để ngân chặn First Republic sụp đổ.

Nếu không có sự hỗ trợ đó, tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống hơn 50%.

Tuy nhiên, điều quan trọng là ngân hàng nói rằng dù chứng kiến sự sụt giảm mạnh hoạt động tiết kiệm sau sự sụp đổ của SVB và Signature hồi tháng trước, hoạt động này bắt đầu ổn định vào cuối tháng và từ đó đến nay vẫn ổn định.

Chúng ta còn biết rằng thu nhập lãi ròng, thể hiện số tiền ngân hàng kiếm được từ hoạt động vay và cho vay, giảm 19,4% vào cuối quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, ngân hàng còn có những vấn đề dễ bị ảnh hưởng về thanh khoản. Enter your email to subscribe to the CNN Business Newsletter.

Khi cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra vào giữa tháng 3, khoảng 2/3 số tiền gửi của First Republic không được FDIC bảo hiểm. Tỷ lệ này thấp hơn mức 94% của SVB.

Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, First Republic có tỷ lệ cho vay và đầu tư dài hạn đối với tiền gửi rất cao, theo S&P Global - có nghĩa là ngân hàng đã cho vay và đầu tư - nhiều tiền hơn mức có trong tiền gửi.

Ngân hàng Mỹ thứ 3 có nguy cơ sụp đổ | Chuyển động Kinh tế

Những ngõ hẹp

Nhìn chung, giới chuyên môn cho rằng viễn cảnh của ngân hàng First Republic không mấy tốt đẹp.

Theo chuyên gia Don Bilson tại Công ty nghiên cứu Gordon Haskett, mọi việc đang ngày một rõ hơn. "Câu hỏi duy nhất thực sự cần giải đáp là liệu FDIC vào cuộc trước hay vào dịp cuối tuần, vốn là thời điểm họ vào cuộc", ông phân tích.

Chúng ta biết rằng ngân hàng vẫn đang hoạt động và có một số ngõ hẹp để tiến về phía trước. Có một cơ hội nhỏ để First Republic tiếp tục quỹ đạo và "lúng túng với tư cách là một công ty độc lập", theo ông David Chiaverini tại Công ty chứng khoán Wedbush.

Điều có nhiều khả năng hơn là công ty sẽ cố gắng bán một số khoản vay và chứng khoán của mình với cùng mức giá mà họ đã mua chúng. Đổi lại, người mua sẽ nhận được lợi ích cổ phần ưu đãi trong công ty.

CHUYỂN ĐỘNG KINH TẾ ngày 28.4: Ngân hàng Mỹ thứ 3 có ‘biến’ | Argentina mua hàng Trung Quốc bằng nhân dân tệ

Lựa chọn thứ ba sẽ tồi tệ nhất đối với các cổ đông, khi ngân hàng có thể chuyển sang chế độ tiếp nhận.

Khi một ngân hàng đang gặp khó khăn được tiếp quản, điều đó có nghĩa là cơ quan quản lý hoặc cơ quan chính phủ nắm quyền kiểm soát ngân hàng và tài sản của ngân hàng, thường là với mục tiêu thanh lý những tài sản đó để trả nợ cho các chủ nợ của ngân hàng.

Do đó, các nhà đầu tư có thể hồi hộp chờ đến 16 giờ ngày 28.4 để nắm rõ hơn về số phận của First Republic. Đây là thời điểm các ngân hàng sụp đổ trong thời gian gần đây thường thừa nhận thất bại.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.