“Khi họ nhắm vào loại rượu mạnh đặc biệt này, rõ ràng là họ đã hành động với ý định đánh vào trung tâm những điều rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ”, Margie Lehrman, giám đốc điều hành Hiệp hội Tinh thần Thủ công Mỹ (American Craft Spirits Association), nói với CNBC. Đồng thời, bà Lehrman cũng nhận định rằng thuế quan đang gây ra mối đe dọa đáng kể cho ngành công nghiệp ngũ cốc của Mỹ và các sản phẩm chưng cất.
“Bourbon thực sự là sản phẩm biểu tượng cho nền văn hóa Mỹ, nó không thể được sản xuất ở bất cứ nơi nào khác ngoài Mỹ”, Bill Thomas, nhà sưu tập whisky, chủ sở hữu nhà hàng Jack Rose Dining Saloon tại Washington D.C, vốn nổi tiếng với danh sách phong phú các loại bourbon, nói.
Ngành công nghiệp bourbon đang bùng nổ của Mỹ
Là quê hương của bourbon, Kentucky sản xuất 95% nguồn cung của thế giới, sử dụng khoảng 17.500 công nhân và tạo ra 8,5 tỉ USD mỗi năm, theo Hiệp hội các nhà chưng cất Kentucky (Kentucky Distillers Association). Số lượng bourbon được sản xuất từ Kentucky còn nhiều hơn số cư dân sống ở đây, với 6,7 triệu thùng.
tin liên quan
Mexico áp thuế 3 tỉ USD giá trị hàng hóa MỹNếu ngành công nghiệp bourbon tiếp tục tăng trưởng mạnh, sản lượng kinh tế sẽ vượt hơn 10 tỉ USD vào năm 2020, sử dụng hơn 20.000 người tạo ra 200 triệu USD doanh thu thuế nhà nước, Hiệp hội các nhà phân phối Kentucky cho hay.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng thuế quan trả đũa mới từ các đồng minh của Mỹ chắc chắn sẽ cản trở tăng trưởng sự bùng nổ của ngành công nghiệp bourbon trên những ngọn đồi khiêm tốn ở Kentucky.
Đáng chú ý là vì toàn bộ hoạt động sản xuất bourbon chỉ có thể diễn ra ở Mỹ, theo một nghị quyết quốc hội năm 1964, việc áp thuế lên sản phẩm này là một cú đánh chiến lược nhằm vào quê nhà của thượng nghị sĩ chủ chốt Mitch McConnell.
“Nhiều nhà sản xuất bourbon Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai để xuất khẩu”, Reid Mitenbuler, tác giả cuốn sách The Bourbon Empire: The Past and Future of America’s Whiskey (tạm dịch Đế chế Bourbon: Quá khứ và tương lai của Whiskey Mỹ), cho biết.
Ông Mitenbuler lưu ý rằng nhiều nhà máy chưng cất đã đầu tư vào các dự án mở rộng để thúc đẩy nguồn cung của họ cho thị trường nước ngoài béo bở.
“Nếu không có thị trường để bán, họ có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản đầu tư này”, ông Mitenbuler nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
Trung Quốc và EU là những người mua đáng kể đối với sản phẩm mang tinh thần bản xứ Mỹ. Năm ngoái, quốc gia châu Á đã nhập khẩu 12,8 triệu USD giá trị rượu Mỹ, gần 9 triệu USD trong tổng số đó là rượu whiskey, theo số liệu được cung cấp bởi Hội đồng Rượu chưng cất, một hiệp hội thương mại đại diện cho ngành công nghiệp rượu. EU đã nhập khẩu 789 triệu USD rượu mạnh của Mỹ vào năm 2017, trong đó 85% là rượu bourbon, rượu whiskey Tennessee và rượu whiskey lúa mạch đen.
Bình luận (0)