Ngành dược: Khi những ông lớn về chung một nhà

06/06/2017 11:00 GMT+7

“Làn sóng sáp nhập” đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong ngành dược với liên tiếp những thương vụ khủng.

Và lợi ích cộng hưởng từ những cuộc sáp nhập đình đám này không chỉ thuộc về bên bán hay bên mua, mà còn dành cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe lẫn người bệnh.

Được gì sau những cuộc sáp nhập

Những năm gần đây, ngành dược trên thế giới và Việt Nam liên tục chứng kiến nhiều thương vụ M&A của các tên tuổi hàng đầu. Theo các nhà quan sát kinh tế, xu hướng mua bán sáp nhập này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và mang lại những tác động tích cực cho cả thị trường và những bên liên quan.

Việc sáp nhập mang lại nhiều lợi ích cộng hưởng, bởi các “ông lớn” sẽ có điều kiện để kết hợp các thế mạnh và khắc phục những điểm yếu trước đó. Không chỉ thị phần, hệ thống phân phối, danh mục sản phẩm được “cộng gộp” với nhau mà doanh nghiệp cũng sẽ có điều kiện để đầu tư nhiều hơn cho công tác R&D, tận dụng tối đa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực ưu tú của đôi bên. Với sự quản lý của một đơn vị mới và quy mô hơn, các sản phẩm cũng được tăng cường tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ bệnh nhân một cách hiệu quả, giảm tải cho ngành y tế. Các doanh nghiệp tham gia M&A càng lớn thì càng dễ nhận thấy tác động và lợi ích đa phương của cuộc sáp nhập.

Từ trường hợp của Pfizer và Hospira

Khi Pfizer mua lại Hospira với giá 17 tỉ USD, thương vụ M&A này nhanh chóng gây tiếng vang toàn cầu bởi cả hai đều là những ông lớn của ngành dược thế giới. Nếu Pfizer là gã khổng lồ từ hơn 150 năm qua thì Hospira là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực thuốc tiêm vô trùng (bao gồm cả điều trị cấp tính và ung thư), công nghệ tiêm truyền và các chế phẩm tương đương sinh học. Cuộc sáp nhập lập tức đưa Pfizer nghiễm nhiên trở thành nhà cung cấp hàng đầu về các chế phẩm tương đương sinh học và sở hữu thêm một danh mục thuốc hóa trị đa dạng và chuyên sâu.

Hình minh họa: Với thương vụ sáp nhập Hospira, mảng nghiên cứu của Pfizer được mở rộng và sở hữu thêm danh mục về thuốc hóa trị ung thư
Với thương vụ sáp nhập Hospira, mảng nghiên cứu của Pfizer được mở rộng và sở hữu thêm danh mục về thuốc hóa trị ung thư

Chia sẻ về tầm nhìn của tập đoàn, ông Bradley Allen Silcox, Trưởng đại diện văn phòng Pfizer (Thái Lan) tại Việt Nam cho biết: “Một danh mục thuốc hóa trị đa dạng sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng điều trị cho các bệnh nguy hiểm như ung thư. Do đó, sau khi mua lại Hospira, chúng tôi đã tiến hành đẩy mạnh việc đa dạng hóa danh mục thuốc theo tiêu chuẩn toàn cầu của Pfizer với mong muốn rằng người bệnh, đặc biệt là người bệnh ung thư sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các loại thuốc chất lượng cao”.

Nói riêng về mảng sản xuất thuốc điều trị ung thư, việc mua lại Hospira không những giúp danh mục thuốc hóa trị của Pfizer gia tăng một cách đáng kể với 12 hoạt chất thuốc đang được sử dụng trong những phác đồ điều trị các ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, mà còn giúp tập đoàn này sở hữu thêm những công nghệ hiện đại trong sản xuất bao bì và đóng gói thuốc hóa trị.

Pfizer vốn đã sở hữu công nghệ hiện đại khi sản xuất ra các lọ thuốc từ chất liệu Polypropylene không vỡ, đường kính nắp đậy lớn để hạn chế nguy cơ trượt kim cũng như được thiết kế đặc biệt nhằm chống tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy, cùng với nhãn hiệu có các mã màu và kích thước lọ tương ứng với những liều khác nhau. Nhờ đó giúp ngăn ngừa phơi nhiễm hóa trị cho nhân viên y tế cũng như tăng sự tự tin khi thao tác. Việc mua lại Hospira đã giúp Pfizer sở hữu thêm công nghệ mới tối ưu với quá trình phun rửa lọ thuốc trước khi dán nhãn nhằm đảm bảo loại bỏ dư lượng thuốc trên bề mặt lọ, cùng với đế nhựa PVC chống đổ vỡ, màng bọc lọ bằng nhựa làm rào cản sự nhiễm bẩn thuốc ra bề mặt và hạn chế diện tích vương vãi thuốc nếu chẳng may lọ bị vỡ.  

Theo Cảnh báo của Viện An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH), việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc hóa trị độc tế bào khi điều trị cho bệnh nhân trong môi trường kiểm soát không đầy đủ có thể dẫn đến những nguy cơ cho nhân viên y tế như nổi mẩn da, vô sinh, sảy thai, dị dạng thai, bệnh bạch cầu và các ung thư khác. Vì thế, tối ưu hóa được những công nghệ tối tân trong sản xuất bao bì và đóng gói thuốc hóa trị ung thư sẽ giúp phòng tránh và hạn chế rủi ro phơi nhiễm hóa trị cho nhân viên y tế.

Trong bối cảnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trên toàn cầu thì bên cạnh nhu cầu thuốc điều trị ung thư sẽ tăng nhanh, đòi hỏi ngành dược cần có những giải pháp không chỉ để người bệnh có thể tiếp cận với nguồn thuốc chất lượng cao, mà còn là vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả những nhân viên y tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.