Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng; 10 thứ giảm mỡ máu hiệu quả nhất; Nhịp tim chậm là tốt hay xấu?...
Phát hiện di chứng hiếm gặp gây tê liệt ở bệnh nhân Covid-19
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Hà Lan xác định một di chứng mới của Covid-19 - đó là có thể khiến người mắc bị tê liệt. Tuy nhiên, di chứng này là rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
Covid-19 có thể là tác nhân gây ra hội chứng Guillain-Barré (GBS). Đây là bệnh gây rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên.
Tê liệt có thể là di chứng của Covid-19 |
SHUTTERSTOCK |
Người mắc hội chứng Guillain-Barré có thể xuất hiện các triệu chứng như bàn tay, bàn chân bị tê và liệt dần. Sau đó, tình trạng này bắt đầu lan ra nhiều vùng trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau, trường hợp nặng có thể suy hô hấp và tử vong.
Hội chứng Guillain-Barré cũng có thể xuất hiện sau khi mắc bệnh cúm. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ được kích thích và hoạt động mạnh đến mức tấn công các tế bào thần kinh. Do đó, hội chứng Guillain-Barré được xem là bệnh tự miễn. Thông tin tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.10.
Bác sĩ ơi! Em bị trầm cảm sau khi mắc Covid-19 | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch |
Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng
Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh, nhờ đó giúp truyền kháng thể sang con. Thậm chí, sữa mẹ có kháng thể được kỳ vọng sẽ là phương pháp giúp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng.
Kháng thể trong sữa mẹ khác với kháng thể có trong máu của những người đã tiêm vắc xin. Với những người đã tiêm chủng, kháng thể chiếm ưu thế trong máu họ là Immunoglobulin G (IgG).
Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh |
SHUTTERSTOCK |
Trong khi đó, sữa mẹ cũng có chứa kháng thể này nhưng số lượng ít hơn. Kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ là Immunoglobulin A (IgA). Kháng thể IgA có khả năng bám vào niêm mạc đường hô hấp và đường ruột của trẻ, nhờ đó giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nghiên cứu do các chuyên gia tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ) thực hiện. Nhóm nhiên cứu đã lấy mẫu sữa của 75 người phụ nữ khỏi Covid-19. Sau khi phân tích, họ phát hiện 88% mẫu sữa này chứa kháng thể IgA có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Các phân tích sâu hơn của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.10.
10 thứ giảm mỡ máu hiệu quả nhất
Các chuyên gia Y tế Harvard (Mỹ) chỉ ra 10 thực phẩm hàng đầu để loại bỏ cholesterol xấu, lipid, chất béo trung tính, cứu lấy trái tim.
Có hai loại cholesterol: cholesterol tốt có lợi cho tim mạch, và cholesterol xấu có hại cho tim mạch.
Vì không có loại thuốc nào có thể đào thải được chất béo trung tính, cần phải chú ý đến những gì ăn vào.
Vì không có loại thuốc nào có thể đào thải được chất béo trung tính, cần phải chú ý đến những gì ăn vào |
SHUTTERSTOCK |
Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, một số loại thực phẩm có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp hạ mỡ máu tốt nhất, theo Timesnownews.
Yến mạch. Một bát bột yến mạch cung cấp 3 gram chất xơ hòa tan beta-glucan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác no và ngăn chặn sự thèm ăn.
Beta-glucan có thể liên kết với các a xít mật giàu cholesterol trong ruột và vận chuyển chúng qua đường tiêu hóa và cuối cùng ra khỏi cơ thể. Các hướng dẫn dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ hoặc ít nhất 5 - 10 gram chất sơ hòa tan mỗi ngày.
Lúa mạch và các loại ngũ cốc thô. Lúa mạch và các loại ngũ cốc thô có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chủ yếu nhờ chất xơ hòa tan. Lúa mạch là nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất. Một cốc lúa mạch có 6 gram chất xơ, hạt quinoa, lúa mì hoặc hạt kê cũng rất tốt. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm 8 loại thực phẩm giúp hạ mỡ máu còn lại!
Bình luận (0)