Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ung thư gan có lây qua đường ăn uống?; Chuyên gia chỉ mẹo đi bộ để đạt được lợi ích tối đa; Triệu chứng dễ bị xem nhẹ không ngờ là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng...
Vì sao đường huyết cao lại gây ngứa da?
Nhiều người bị tiểu đường loại 2 trải qua tình trạng khá khó chịu là ngứa da. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da ở bệnh nhân tiểu đường, trong đó có đường huyết cao.
Ngứa da do đường huyết cao sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thôi thúc người bệnh phải gãi liên tục. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao đã kích thích các tế bào thần kinh dưới da, dẫn đến ngứa ngáy.
Các nghiên cứu cho thấy hơn 1/3 bệnh nhân tiểu đường loại 2 gặp tình trạng này. Thậm chí, cơn ngứa khó chịu đến mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài kích thích đến tế bào thần kinh, đường huyết cao còn gây ngứa da do những nguyên nhân sau:
Da khô. Khi đường huyết lên cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường glucose dư thừa trong máu bằng cách huy động nước từ các tế bào và chảy dồn vào thận. Hệ quả là cơ thể dễ bị mất nước và khiến da khô. Da khô sẽ làm giảm đáng kể độ ẩm trên bề mặt da, dẫn đến da dễ bị kích ứng, ngứa, thậm chí là phát ban.
Lưu thông máu kém. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch máu có chức năng cung cấp dinh dưỡng và ô xy để nuôi dưỡng dây thần kinh. Hệ quả là dây thần kinh sẽ nhận được ít máu hơn và bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là da ở vùng tay, chân bị tê ngứa. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.7.
Triệu chứng dễ bị xem nhẹ không ngờ là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open đã phát hiện 3 triệu chứng sớm thường gặp nhất của ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi. Trong đó, có một triệu chứng rất phổ biến và thường bị xem nhẹ, nhưng xảy ra ở 50% trường hợp.
Xu hướng gần đây cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở người trẻ ngày càng tăng. Điều này đã khiến giới chức y tế khuyến cáo người dân nên bắt đầu sàng lọc căn bệnh này từ tuổi 45 nếu có nguy cơ.
Hơn nữa, phát hiện sớm là rất quan trọng để cứu sống người bệnh. Trong khi đó, có những triệu chứng dễ bị xem nhẹ do người bệnh không nhận biết được dấu hiệu cảnh báo của bệnh, dẫn đến trì hoãn chẩn đoán.
Nghiên cứu mới này nhằm xác định các triệu chứng hàng đầu của ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi và khoảng thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đầu tiên cho đến khi chẩn đoán bệnh.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học California (Mỹ) thực hiện, bao gồm gần 25 triệu bệnh nhân ung thư đại trực tràng dưới 50 tuổi - từ 81 nghiên cứu.
Kết quả đã phát hiện có đến hơn 50% ca ung thư đại trực tràng ở người trẻ có biểu hiện đau bụng không rõ lý do và đại tiện ra máu, 25% thay đổi thói quen đại tiện. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.7.
Ung thư gan có lây qua đường ăn uống?
Mặc dù ung thư gan không lây trực tiếp, nhưng việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ lây truyền như vi rút viêm gan B, C và sán lá gan đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư gan.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thị Thu Sương (Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, từ năm 2018, số người mắc ung thư gan cao hơn số người mắc ung thư phổi, trở thành một trong 2 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam (bên cạnh ung thư vú). Tỷ lệ mắc mới ung thư gan là 24.502 ca mỗi năm, chiếm 13,6% tổng số ung thư (theo số liệu từ Globocan Việt Nam 2022). Với mức độ phổ biến của ung thư gan, nhiều người cảm thấy lo ngại và quan tâm đến con đường lây nhiễm cũng như nguyên nhân gây bệnh.
"Ung thư gan cũng tương tự như các loại ung thư khác, không có một cơ chế lây nhiễm cụ thể nào. Bản thân ung thư gan không lây truyền qua các hình thức tiếp xúc thông thường như tiếp xúc da kề da, ho, hắt hơi, hoặc chung đồ dùng cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan có thể lây", bác sĩ Sương cho hay.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Truyền từ mẹ bị ung thư gan sang con (tỷ lệ cực thấp)
- Cấy ghép nội tạng (rất hiếm gặp).
- Kế đến, nhiễm viêm gan B, C là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan, là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư gan.
Ngoài ra, ký sinh trùng sán lá gan có thể lây truyền qua đường ăn uống. Ấu trùng sán ký sinh trong gan có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ ung thư. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)