Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đừng vì sợ Covid-19 mà bỏ qua 5 vấn đề sức khỏe này!

11/10/2021 00:10 GMT+7

Thực phẩm số 1 khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp, 5 vấn đề sức khỏe, đừng vì dịch Covid-19 mà bỏ qua!, 8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất. .. là những thông tin sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày thứ hai 11.10.

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 11.10 còn có các tin bài đáng chú ý sau: Vắc xin Covid-19 mRNA ổn định trong vòng 7 tháng đầu, Bệnh nhân bị từ chối ghép thận vì không chịu tiêm vắc xin Covid-19, Top 5 thực phẩm tốt cho khả năng sinh sản của cả nam và nữ...

Thực phẩm số 1 khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.

Đối với những người có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm natri, điều quan trọng là phải biết loại thực phẩm nào đang chứa nhiều natri.

Bánh mì

SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp, Tiêu dùng và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra trong một nghiên cứu mới, bánh mì có thể là nguyên nhân chính gây ra lượng natri quá mức cho một người nào đó.

"Bánh mì là một trong những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn kiêng của nhiều người và họ thường không chỉ ăn một suất bánh mì", Aubrey Dunteman, một nghiên cứu sinh tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người của trường đại học trên, đồng thời là tác giả chính của bài báo, cho biết trong một tuyên bố, theo Eat This, Not That!

Soo-Yeun Lee, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois, cho biết thêm rằng 70% natri trong nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn bánh mì nếu bạn bị tăng huyết áp. Trên thực tế, có một số lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể không dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài Thực phẩm số 1 khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 11.10. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về huyết áp như: Phát hiện mới: Tác dụng phụ bí mật của huyết áp cao, Người bị huyết áp cao, nếu gặp 7 triệu chứng này, mau gọi cấp cứu...

5 vấn đề sức khỏe, đừng vì dịch Covid-19 mà bỏ qua!

Nếu muốn sống lâu và không bệnh tật, bạn cần phải chăm sóc bản thân thật tốt, không chỉ bao gồm chế độ ăn uống tốt, tập thể dục và tuân theo thói quen lối sống lành mạnh mà còn phải đi khám sức khỏe định kỳ.

Khám sức khỏe định kỳ giúp xác định bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể mà sau này có thể chuyển thành mối quan tâm sức khỏe mạn tính.

Do đại dịch Covid-19, nhiều nơi bị đóng cửa đã buộc nhiều người phải hoãn các cuộc hẹn với bác sĩ của họ vì mục đích an toàn.

Tuy nhiên, khi mọi thứ dần trở lại bình thường, đã đến lúc bạn phải thực hiện các lịch khám lại. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học y tế, những cuộc hẹn này rất cần thiết cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây, Times of India liệt kê 5 điều quan trọng nhất mà bạn nên thực hiện sớm.

1. Khám sức khỏe định kỳ

Khi bạn nhìn thấy bất kỳ nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi cũ phát triển về kích thước, hãy lập tức đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu ít nhất hai lần một năm.

SHUTTERSTOCK

Một số người chỉ đến gặp bác sĩ khi họ có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe, đây không phải là một cách thực hành tốt.

Điều quan trọng là phải gặp bác sĩ của bạn ít nhất một lần một năm.

Những người có bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh hoặc lớn tuổi nên đi khám thường xuyên hơn.

Điều này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của bạn chặt chẽ hơn và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Một khoảng trống dài có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn và khó có thể chữa khỏi.

2. Khám răng

Cũng giống như sức khỏe thể chất của bạn, việc duy trì sức khỏe răng miệng của bạn cũng quan trọng không kém.

Thăm khám nha khoa thường xuyên có thể giúp giảm thiểu tình trạng mất răng, hôi miệng, đau nướu và sâu răng.

Mỗi cá nhân phải vệ sinh răng miệng định kỳ hai lần một năm để giữ cho nướu và răng khỏe mạnh.

Nhưng một số người cần ít nhất ba đến bốn cuộc hẹn mỗi năm.

Nha sĩ của bạn chỉ có thể cho biết bạn cần làm sạch răng miệng bao nhiêu lần trong một năm.

Bên cạnh đó, việc khám răng định kỳ còn giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư miệng và các dị tật.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài 5 vấn đề sức khỏe, đừng vì dịch Covid-19 mà bỏ qua! trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 11.10. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về đại dịch Covid-19 như: Tại sao F0 khỏi bệnh cần cẩn thận với nguy cơ đau tim và đông máu?, Nhận biết dấu hiệu mắc Covid-19 do chủng Delta gây bệnh nặng...

8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất

Khi bạn gặp phải những cơn đau kỳ lạ, bí ẩn hoặc các triệu chứng không giải thích được, bạn hy vọng đi khám, bác sĩ sẽ giải quyết được vấn đề sức khỏe của mình.

Nhưng đôi khi, các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các rối loạn và bệnh nhất định, theo Health.

Bác sĩ David Fleming, giáo sư y khoa tại Đại học Missouri (Mỹ), cho biết nhiều triệu chứng không đặc trưng và có thể khác nhau tùy từng người.

Trên hết, nhiều xét nghiệm chẩn đoán rất tốn kém và không được thực hiện thường xuyên, và thậm chí không phải lúc nào cũng cho câu trả lời rõ ràng.

Sau đây là 8 bệnh khó chẩn đoán nhất.

1. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây đau xung quanh rốn. Nó bắt đầu đột ngột và cơn đau di chuyển xuống phía dưới khi càng nặng hơn. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.

Không phải lúc nào tình trạng này cũng được chẩn đoán ngay vì bệnh Crohn, bệnh viêm vùng chậu, tắc ruột và viêm đại tràng có thể giống nhau, theo WebMD.

Khám bệnh và xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện tình trạng này.

2. Bệnh đau nửa đầu

Một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết

SHUTTERSTOCK

Đối với nhiều người bị đau nửa đầu, không có gì rõ ràng ngoài những cơn đau đầu dữ dội, thường có đặc điểm là đau nhói hoặc đau dữ dội và có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Nhưng một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết, tiến sĩ Fleming nói, theo Health.

Đôi khi, bệnh này có thể rất nghiêm trọng, và bệnh nhân thậm chí có thể bị liệt, và có khi rất tinh tế.

Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy khó chịu trong đầu và đôi khi điều trị bằng loại thuốc không đúng với chứng đau nửa đầu thực sự.

Bác sĩ thần kinh sẽ có thể loại trừ các khả năng khác và đưa ra chẩn đoán thích hợp.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài 8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 11.10. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bệnh ung thư như: Những dấu hiệu chính của bệnh ung thư 'chết người', Phát hiện mới: Uống trà làm giảm nguy cơ mắc ung thư này ở nam giới...

Kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.