Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lưu ý vệ sinh răng miệng trong dịch Covid-19

13/10/2021 00:14 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và Covid-19; Nhảy từ tầng 9, người đàn ông vẫn tỉnh táo và tự ngồi dậy ... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 13.10 với tin tức sức khỏe .

"Kết quả nghiên cứu mới của Nam Phi phát hiện huyết khối siêu nhỏ có thể là nguyên nhân đằng sau những triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ở một số người khỏi bệnh". Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!

Nghiên cứu mới cho thấy mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và Covid-19

Nghiên cứu mới nhất phát hiện, những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nếu có sức khỏe răng miệng kém có nhiều khả năng bị bệnh nghiêm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu từ Ai Cập nhận thấy những người có sức khỏe răng miệng kém dễ bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu họ nhiễm Covid-19.

Đây là nghiên cứu mới nhất trong một loạt các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc vệ sinh răng miệng không tốt đối với nguy cơ mắc Covid-19, kêu gọi mọi người chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Sử dụng nước súc miệng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19

SHUTTERSTOCK

Thông thường, Covid-19 xâm nhập qua họng hoặc mũi, ở đó nó sinh sôi và đi qua hệ hô hấp đến phổi. Nhưng một số chuyên gia suy đoán rằng vi rút có thể lây lan vào máu sau khi nhiễm vào nướu răng người bệnh.

Các chuyên gia của Đại học Cairo (Ai cập) đã thử nghiệm lý thuyết này trên 86 bệnh nhân Covid-19 bị bệnh tim. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.10.

Bà bầu, trẻ nhỏ có nên súc họng, xịt mũi để ngăn ngừa Covid 19 không? Bác sĩ ơi số 22

Huyết khối siêu nhỏ là thủ phạm gây triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài?

Kết quả nghiên cứu mới của Nam Phi phát hiện huyết khối siêu nhỏ có thể là nguyên nhân đằng sau những triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ở một số người khỏi bệnh và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Giáo sư Resia Pretorius của Đại học Stellenbosch (Nam Phi) bất ngờ tìm thấy mối liên hệ giữa các huyết khối siêu nhỏ và mẫu máu của những người khỏi bệnh Covid-19 nhưng xuất hiện các triệu chứng kéo dài nhiều tháng, thậm chí cả năm.

“Trong lúc nghiên cứu mẫu máu của những người mắc triệu chứng Covid-19 kéo dài (long Covid), chúng tôi đo được hàm lượng cao của các phân tử gây viêm bị mắc kẹt bên trong nhiều mẫu xét nghiệm”, theo báo cáo được bình duyệt và đăng trên chuyên san Cardiovascular Diabetology.

Shutterstock

Một số phân tử này chứa các protein như fibrinogen và alpha(2)-antiplasmin. Vậy fibrinogen và alpha(2)-antiplasmin là gì và có tầm quan trọng đến mức nào? Lời giải đáp sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.10.

Em lỡ nuốt nước súc họng vào bụng thì có làm sao không? Bác sĩ ơi số 22

Nhảy từ tầng 9, người đàn ông vẫn tỉnh táo và tự ngồi dậy

Vì muốn tự tử, người đàn ông đã leo lên tầng 9 của tòa nhà đang xây dựng và nhảy xuống. Từ độ cao hơn 30 mét, anh rơi trúng một chiếc ô tô. Điều hy hữu là anh vẫn sống và tự trèo khỏi ô tô.

Câu chuyện kỳ lạ trên xảy ra ở thành phố Jersey City, bang New Jersey (Mỹ). Danh tính của người đàn ông không được cảnh sát tiết lộ, chỉ biết anh 31 tuổi.

Người đàn ông nhảy lầu từ tầng 9 ở độ cao hơn 30 mét nhưng vẫn sống sót

SHUTTERSTOCK

Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 6.10, người đàn ông đã leo lên tầng 9 của một tòa nhà đang xây dựng và nhảy xuống đất. Khoảng cách từ tầng 9 xuống mặt đất là hơn 30 mét. Nhưng khi nhảy xuống, anh không tiếp đất mà rơi trúng một chiếc ô tô BMW màu đèn.

Cú rơi khiến nóc chiếc ô tô bẹp dí, mảnh kính vỡ vụn. Thế nhưng, điều khó tin là anh vẫn sống sót một cách thần kỳ. Không những vậy, anh còn tự ngồi dậy, trèo khỏi chiếc ô tô và bước xuống đường.

Một số nhân chứng ở hiện trường kể lại rằng khi người đàn ông ngồi dậy, anh đã nhìn xuống cánh tay phải của mình. Vì quá đau do bị thương ở tay, anh đã nhờ mọi người xung quanh cứu giúp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm câu chuyện hy hữu này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.