Ngày mới với tin tức sức khỏe: Những ai thực sự cần dùng thuốc bổ?

22/06/2022 00:10 GMT+7

'Khi được bác sĩ cho phép, việc bổ sung thuốc bổ có thể giúp bạn cân bằng sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng nếu lạm dụng thuốc có thể có những nguy hại cho sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới 22.6 với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Mẹo trị táo bón dậy sóng trên TikTok được chuyên gia công nhận; 9 thói quen tồi tệ nhất gây hại cho thận của bạn; Cô gái khó thở tưởng do Covid-19, đi xét nghiệm mới biết là ung thư...

Chuyên gia nói gì về việc uống đủ thứ thuốc bổ?

Khi được bác sĩ cho phép, việc bổ sung thuốc bổ có thể giúp bạn cân bằng sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng nếu lạm dụng thuốc có thể có những nguy hại cho sức khỏe.

Cũng như thuốc, chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hoạt động, từ đó có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người.

Tiến sĩ Rohit Moghe, dược sĩ của Trung tâm y tế Trinity Health Mid-Atlantic ở Philadelphia, thành viên của Trường Y American College of Lifestyle Medicine (Mỹ), cho biết: Nói chung, chất bổ sung là thứ mà bạn không hấp thụ đủ qua thực phẩm. Chỉ những người không thể đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống mới thực sự cần dùng các chất bổ sung. Đặc biệt là những người đối mặt với nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng cao hơn, bao gồm:

Chuyên gia nói gì về việc uống đủ thứ 'thuốc bổ'? - ảnh 1

Chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hoạt động, từ đó có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người

SHUTTERSTOCK

Những người dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú

Những người khó hấp thụ chất dinh dưỡng: Người lớn tuổi, người béo phì và người mắc bệnh mạn tính

Những người theo một chế độ ăn kiêng hạn chế: Người ăn chay trường. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.6.

Mẹo trị táo bón dậy sóng trên TikTok được chuyên gia công nhận

Nếu bị táo bón mà thử nhiều cách vẫn không hiệu quả, bạn hãy thử cách này xem sao.

Đây là cách có tên gọi là đồ uống “rửa ruột” trong một video dậy sóng trên TikTok - với hàng triệu lượt xem, được chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe đường ruột người Mỹ Amanda Sanceda đánh giá là “rất có hiệu quả”.

Công thức này gồm nước, chanh và hạt chia.

Chuyên gia Sanceda cho biết: Khi thêm nước vào hạt chia, hạt chia sẽ phồng lên nhờ chất xơ và gel có thể giúp nhuận trường.

Công thức rửa sạch ruột với nước, chanh và hạt chia

SHUTTERSTOCK

Hầu hết mọi người không nhận đủ 21 - 25 gram chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày, chuyên gia Sanceda nói, vì vậy cách này thực sự có thể giúp tăng thêm lượng chất xơ.

Chuyên gia nói: Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp đi ngoài dễ dàng và không tốn sức. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.6.

9 thói quen tồi tệ nhất gây hại cho thận của bạn

Càng có nhiều thói quen xấu, thận càng bị tổn hại nặng. Tuy tổn thương không xảy ra trong một sớm một chiều nhưng cần thay đổi thói quen xấu ngay để thận luôn khỏe mạnh.

Sau đây là một số thói quen không ngờ có thể gây hại cho thận về lâu dài. Những thói quen mà tiến sĩ Vijay Kher, Chủ tịch Viện Thận và Tiết niệu Fortis (Ấn Độ) cảnh báo rằng có thể gây hại cho thận:

Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận

SHUTTERSTOCK

Uống không đủ nước. Thận cần nước để hoạt động tốt. Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận.

Thường xuyên nín tiểu. Nín tiểu khiến cơ thể giữ các chất độc cần phải thải ra. Nín tiểu quá thường xuyên có thể dẫn đến sỏi thận. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.