Trước đó, theo đề xuất của Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng, với lịch nghỉ được bố trí như hiện nay thì trước tết chỉ nghỉ được một ngày (vào 30 tết), sau tết lại nghỉ dài dẫn đến áp lực giao thông rất căng thẳng, tai nạn giao thông vì thế tăng cao. Ngoài ra, bố trí lịch theo kiểu mất cân đối như vậy cũng gây khó cho người lao động trong khi công chức, viên chức thì cắt xén thời gian làm việc đi sắm tết.
Sau khi thống nhất với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông Thăng đề nghị điều chỉnh lịch nghỉ theo hướng tăng thêm 2 ngày nghỉ trước tết, từ 28 tháng chạp cho đến hết ngày mùng 6 tháng giêng (tức là từ 28.1 đến hết 5.2).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải,
Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang
trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2013 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai ngày nghỉ thêm sẽ được bố trí làm bù ngay trước tết, vào thứ 7, chủ nhật (25 và 26.1).
“Bố trí lịch nghỉ như vậy cũng có tác dụng kích cầu, người dân có thời gian mua sắm. Như năm ngoái chúng ta cũng đã nghỉ liền 9 ngày”, Bộ trưởng Thăng nói.
Năm ngoái, lịch nghỉ tết được bố trí từ ngày 30 tháng chạp đến hết mùng 8. Đề xuất của Bộ trưởng Giao thông vận tải được tất cả thành viên Chính phủ tán đồng.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cũng đồng ý việc nghỉ liên tục 9 ngày. Tuy nhiên, về thời gian làm bù, bà Chuyền lưu ý, không thể bố trí vào cả hai ngày 25 và 26.1, vì như vậy sẽ có 8 ngày trước tết làm việc liên tục. Việc này sẽ vi phạm luật Lao động.
Bà Chuyền đưa ra phương án chỉ làm bù vào ngày thứ 7 tức 25.1, sau đó bố trí một ngày làm bù khác vào thứ 7 ngay sau dịp tết.
Phương án của bà Chuyền được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý.
Anh Vũ
>> Đề xuất nghỉ tết sớm để giảm áp lực tàu xe
>> Học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán 16 ngày
>> TP.HCM cho học sinh nghỉ tết 16 ngày
Bình luận (0)