Nghiên cứu “song sinh” của mặt trời

01/09/2013 03:10 GMT+7

Các nhà thiên văn học cho hay đã sử dụng kính viễn vọng tại Chile để nghiên cứu một ngôi sao được đánh giá là phiên bản già cỗi hơn của mặt trời của thái dương hệ.

Nằm cách trái đất 250 năm ánh sáng, sao HIP 102152 là chị em song sinh gần nhất của mặt trời từng được quan sát, cho phép các chuyên gia có cơ hội độc nhất vô nhị để quan sát cách thức mặt trời phát triển và khi nó “già đi”, theo Trưởng nhóm nghiên cứu Jorge Melendez của Đại học Sao Paulo (Brazil). “Trong nhiều thập niên qua, các nhà thiên văn học nỗ lực tìm kiếm các chị em song sinh của mặt trời với hy vọng sẽ đoán được tương lai của nó một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, chỉ có vài ứng viên đã được tìm thấy kể từ khi “họ hàng” đầu tiên được phát hiện vào năm 1997”, Space.com dẫn lời chuyên gia Melendez. Nhóm của ông đã dùng kính viễn vọng cực lớn của Đài quan sát phương Nam châu u (ESO) tại sa mạc Atacama ở phía bắc Chile để nghiên cứu HIP 102152, vốn nằm ở chòm sao Sơn Dương, có độ tuổi ước tính là 8,2 tỉ năm, so với 4,6 tỉ năm của mặt trời chúng ta. Nhiều khả năng HIP 102152 đang sở hữu các thiên thể đá trong hệ mặt trời của nó.

 Nghiên cứu “song sinh” của mặt trời
Ảnh: ESO

Thụy Miên

>> Úc khai trương kính viễn vọng khổng lồ
>> Kính viễn vọng lớn nhất thế giới
>> Thi đặt tên mới cho kính viễn vọng
>> Cấy kính viễn vọng vào mắt
>> Kính viễn vọng lớn nhất châu u lên vũ trụ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.