Cụ thể, ngày 2.2, giá bảng Anh tăng mạnh 1.600 đồng/bảng, tương đương 5,1%, giá mua - bán lên 32.532 đồng/bảng; franc Thụy Sĩ tăng 1.140 đồng/franc, tương ứng 4,8%, lên 24.298 - 24.615 đồng; đô la Úc tăng 370 đồng, tương ứng 2%, lên 18.031 - 18.266 đồng/AUD; đô la Canada tăng 350 đồng, tương ứng 1,9%, lên 18.338 - 18.577 đồng/CAD; euro tăng 1.015 đồng, tương ứng 3,7%, lên 28.138 - 28.505 đồng/euro; đô la New Zealand tăng 555 đồng, tương ứng 3,4%, lên 16.567 - 16.834 đồng/NZD...
tin liên quan
Giá một số ngoại tệ tăng giảm trái chiềuTỷ giá tăng khiến hàng hóa nhập từ các nước này cũng được giới kinh doanh điều chỉnh tăng. Trực tiếp qua Thái Lan mua các mặt hàng về bán, bà Trang (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, mỗi sản phẩm có mức lời từ 5 - 10% mà tỷ giá ngoại tệ tăng lên 3,5% nên phải tăng giá hàng lên mới giữ được mức lời trên. Còn ông Hùng (Q.3, TP.HCM) khá tiếc khi phải bù thêm 1,2 triệu đồng để mua 2.000 NZD tiền mặt cho con mang đi du học New Zealand.
tin liên quan
Giá nhiều ngoại tệ tăng mạnhTrong suốt thời gian qua, giá USD liên tục giảm, chỉ số USD - Index còn 88,71 điểm, xuống mức thấp nhất gần 4 năm qua. "Do USD giảm giá nên các ngoại tệ này mới tăng mạnh, chứ thông tin kinh tế khu vực châu Âu, Nhật Bản… không có gì quá “sốc” khiến giá ngoại tệ tăng”, ông Vũ nói. Lý giải nghịch lý Cục Dự trữ Mỹ (Fed) tăng lãi suất mà giá USD lại giảm, ông Vũ cho rằng, trong năm 2017, Fed đã 3 lần tăng lãi suất và trong năm 2018 dự kiến việc tăng lãi suất vẫn tiếp tục.
Thế nhưng trong cuộc họp gần đây, thị trường vẫn mù mờ với thông tin tăng lãi suất nên xu hướng USD trên thị trường vẫn đang nằm trong điều chỉnh. Thị trường USD chưa khởi động cho đến kỳ họp tiếp theo của Fed có quyết định tăng lãi suất hay không.
Bình luận (0)