Theo các chuyên gia kỹ thuật lái xe, khi ngồi vào vị trí lái xe, đặc biệt là những người phải di chuyển trên xe hơi trong thời gian dài, cần chú ý từ lúc bước lên xe, tư thế ngồi điều khiển… để đảm bảo tránh những căn bệnh “vặt” gây khó chịu không đáng có.
Khi bước lên xe, không nên ngồi một cách quá nhanh vào vị trí cầm lái và để cơ thể rơi tự do. Cách này sẽ làm bạn đau và vị trí ngồi bị lực mạnh tác động sẽ bị lún sâu hơn. Ghế ngồi bị tác động lực lớn trong thời gian dài sẽ bị biến dạng, chức năng nâng đỡ cơ thể cũng không đảm bảo, độ đàn hồi kém hơn làm cho lực tác động lên người ngồi nhiều, dễ gây đau âm ỉ.
Nên đặt phần hông vào xe đầu tiên, rồi mới đưa chân, phần đầu vào sau, giảm sự tiếp xúc trực tiếp của phần xương cụt mà để phần phía sau đùi tiếp xúc với ghế xe, giảm rung chấn.
Nên đặt phần hông vào xe đầu tiên, rồi mới đưa chân, phần đầu vào sau, giảm sự tiếp xúc trực tiếp của phần xương cụt - Ảnh minh họa: Shutterstock
|
Dùng tấm chăn nhỏ, hoặc vỏ gối để hỗ trợ cho phần lưng, giúp người lái ngồi thẳng lưng, giữ đúng tư thế, giảm cong vẹo cột sống; tránh sai tư thế trong thời gian dài gây ảnh hưởng không tốt đến lưng. Khi ngồi lái, hai tay thoải mái, thư giãn, không nên cố gồng cứng gây đau mỏi cơ vai, mỏi cổ, ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
Đôi khi khoảng cách ngồi lái xe quá xa cũng là một phần nguyên nhân khiến người lái phải rướn người, gồng cứng, căng cơ… lâu dần thành có hại. Vì thế, khi bước lên xe, nếu cảm giác vô lăng và vị trí ngồi xa quá thì nên đẩy ghế ngồi của xe về phía trước cho gần hơn chứ không nên cố chịu đựng.
Ngoài ra, để xác định đúng khoảng cách hay chưa cần ngồi duỗi thẳng chân, đặt lên sàn xe, trượt ghế về phía trước thấy khi nào chạm vào chân ga, thắng một cách thoải mái là khoảng cách phù hợp.
Bình luận (0)