Bệnh đi kèm với cảm giác khó chịu và có thể đau đớn như bị kim chích, theo Medical Daily.
Theo Cleveland Clinic, người lớn tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất mắc Hội chứng RLS. Phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ trải nghiệm RLS hơn nam giới.
Vì chưa có cách nào để kiểm tra chứng rối loạn, các bác sĩ chỉ có thể nhận biết bệnh qua mô tả các triệu chứng của bệnh nhân. Trong số các triệu chứng, có việc chân rung không nghỉ trong lúc ngồi hoặc nằm trên giường. Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi tối hoặc ban đêm so với ban ngày.
Ngoài triệu chứng này, nồng độ sắt có thể được kiểm tra vì người bệnh này sẽ thiếu hụt sắt. Khi chất dinh dưỡng ở lại mức bình thường, các triệu chứng RLS cũng giảm trong một số trường hợp.
Theo Suzanne Bertisch, bác sĩ về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, nên tránh dùng thuốc bổ mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì dư sắt có thể dẫn đến các vấn đề khác.
Cứ 5 phụ nữ mang thai thì cứ 5 người sẽ trải qua cảm giác chân bồn chồn nhưng sự thôi thúc này sẽ biến mất sau khi sinh.
Nếu các triệu chứng có thể kiểm soát được và không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người bệnh không cần phải điều trị. Trong hầu hết các trường hợp RLS, các triệu chứng đều nhẹ và chỉ bùng phát do ngủ kém và các yếu tố khác.
Các loại thuốc được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho dùng để điều trị những người có các triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc có thể có một số tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi.
Ngoài những thay đổi về lối sống, bệnh nhân cũng có thể thử các bài tập kéo dài cơ, tắm bồn tắm nước ấm, hoặc mát xa để giảm nhẹ sự khó chịu..
Norma Cuellar, giáo sư điều dưỡng tại Trường Điều dưỡng Capstone, Alabama (Mỹ), cho biết: “Các loại thuốc có thể sẽ không hiệu quả sau 2 hoặc 3 năm điều trị, mặc dù những thuốc mới hơn có thể giúp cho 8 đến 10 năm. Nhưng càng già, các triệu chứng càng nặng hơn, vì vậy bệnh nhân nên tìm cách khác thay thế".
Bình luận (0)