Ngóng sữa giảm giá

17/11/2015 05:42 GMT+7

Khi VN tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu giảm từ 5% xuống còn 0% nên nhiều người tiêu dùng đang ngóng sữa giảm giá.

Khi VN tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu giảm từ 5% xuống còn 0% nên nhiều người tiêu dùng đang ngóng sữa giảm giá.

Giá sữa ở thị trường trong nước được dự báo sẽ giảm khi VN gia nhập TPP - Ảnh: Đào Ngọc ThạchGiá sữa ở thị trường trong nước được dự báo sẽ giảm khi VN gia nhập TPP - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hiện sản xuất trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu nguyên liệu sữa, còn lại phải nhập khẩu.
Sữa bột sẽ giảm nhiều
Nhiều cửa hàng bán sữa ngoại nhập ở TP.HCM cho biết, các công ty nhập khẩu sữa đang khuyên họ nên đặt cọc trước cho các lô hàng tiếp theo để có giá giảm so với những lô hàng trước. Theo ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sữa Hà Nội: “Cạnh tranh chủ yếu diễn ra trong phân khúc sữa bột. Dự báo, giá sữa bột công thức sẽ giảm nhiều, giá sữa tiệt trùng có thể giảm một ít, nhưng giá các loại sữa còn lại sẽ không giảm hoặc giảm không đáng kể”.
Úc và New Zealand là hai nước rất mạnh về sản xuất sữa, năng suất rất cao và giá thành thấp. Ngành sữa VN phải đối mặt với hai đại gia sữa của thế giới này vì sản phẩm của họ sẽ đổ đến VN. Dĩ nhiên, khi đó người tiêu dùng sẽ có lợi khi dùng sữa ngoại giá rẻ và chất lượng cao
TS Nguyễn Văn Ngãi,
chuyên gia kinh tế
Trong khi đó, theo ông Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty CP sữa quốc tế IDP: “Giá sữa ở thị trường trong nước giảm sau khi VN tham gia TPP là có, nhưng giảm sâu là khó. Nguyên nhân, tỷ suất lợi nhuận ngành sữa không cao, nên có giảm nhưng không giảm sâu. Hơn nữa, xu hướng giá sữa giảm do cạnh tranh cũng đã xảy ra vài ba năm gần đây”.
Ông Minh nói thêm: “Sữa bột nhập khẩu có lợi nhuận biên cao hơn sữa nước và vì thế có thể giảm sâu. Nhưng giá sữa đến tay người tiêu dùng có thấp hay không còn tùy thuộc vào hạ tầng, nhất là phân phối do khâu này lấy đi 10% chi phí, nên cũng khó giảm”.
TS Nguyễn Văn Ngãi, chuyên gia kinh tế, phân tích trong TPP Úc và New Zealand là hai nước rất mạnh về sản xuất sữa, năng suất rất cao và giá thành thấp. Ngành sữa VN phải đối mặt với hai đại gia sữa của thế giới này vì sản phẩm của họ sẽ đổ đến VN. Dĩ nhiên, khi đó người tiêu dùng sẽ có lợi khi dùng sữa ngoại giá rẻ và chất lượng cao.
Áp lực cạnh tranh
Các doanh nghiệp sữa VN đang đối mặt với áp lực cạnh tranh trong TPP, nhất là với các đại gia ngành sữa đến từ Úc và New Zealand. Ông Hà Quang Tuấn cho biết công ty đang tích cực triển khai dự án trồng cỏ chăn nuôi bò sữa tự nhiên tại Mê Linh nhằm có nguồn sữa tươi chất lượng cao. Nguồn sữa này được sử dụng để sản xuất sữa chua, sữa thanh trùng và sữa tươi tự nhiên, là các sản phẩm đang được ưu chuộng tại VN. Nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh quốc tế và phát triển thương hiệu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng là những công việc chúng tôi đang làm để hội nhập TPP”, ông Tuấn nói.

Giá sữa ở thị trường trong nước giảm sau khi VN tham gia TPP là có, nhưng giảm sâu là khó. Nguyên nhân, tỷ suất lợi nhuận ngành sữa không cao, nên có giảm nhưng không giảm sâu. Hơn nữa, xu hướng giá sữa giảm do cạnh tranh cũng đã xảy ra vài ba năm gần đây

Ông Trần Bảo Minh,
Tổng giám đốc Công ty CP sữa quốc tế IDP

“Các nước như Úc và New Zealand phát triển ở đỉnh cao của công nghiệp sữa, có những đàn bò hàng chục ngàn con thả trên đồng cỏ mênh mông. Như vậy, muốn cạnh tranh được, hiển nhiên là sữa VN phải giảm giá. Mà muốn giảm giá cần tổ chức lại chăn nuôi đàn bò sữa, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư công nghệ để giảm chi phí hoặc tính chuyện liên doanh với họ, như Vinamilk đã hợp tác với phía New Zealand”, TS Ngãi phân tích. Ông cũng cảnh báo, với việc liên tục cải tiến công nghệ, các doanh nghiệp sữa VN đừng chủ quan là doanh nghiệp sữa Úc, New Zealand không đưa được sữa tươi qua VN.
Theo TS Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa VN, hiện giá thu mua sữa tươi nguyên liệu ở VN rất cao nếu so với một số nước có ngành sữa phát triển mạnh như Mỹ, Úc hay New Zealand. “Ví dụ như Vinamilk (thu mua hơn 60% lượng sữa sản xuất nội địa) đang mua sữa nguyên liệu từ nông hộ chăn nuôi bò sữa với giá khoảng 14.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với New Zealand và 1,5 lần so với Mỹ, so với Trung Quốc là 1,2 lần. Khi các hiệp định FTA và TPP hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu sẽ còn 0%.
Chắc chắn các doanh nghiệp sữa VN sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn so với sữa nhập khẩu về giá. Như vậy, trong thời gian ngắn sắp tới sữa và các sản phẩm sữa ở VN sẽ phải giảm giá so với hiện nay để có thể cạnh tranh tồn tại với sản phẩm nhập khẩu.
Sản xuất và chế biến sữa của VN không có cách nào khác phải tìm các phương pháp giảm giá thành sản phẩm như đầu tư con giống, công nghệ thu mua chế biến để tăng năng suất, tăng hiệu quả và giảm giá thành sản phẩm”, ông Quỳnh lưu ý.
Cần chính sách ưu tiên phát triển đàn bò sữa
Theo TS Vũ Ngọc Quỳnh, các điều kiện tự nhiên như diện tích đồng cỏ, trang trại, giống bò sữa, truyền thống và công nghệ chăn nuôi bò sữa để phát triển ngành sữa ở VN là không thuận tiện.
Tuy nhiên, VN là đất nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất lớn, có điều kiện tiếp cận công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập. Nếu nhà nước có các chính sách ưu tiên phát triển ngành sữa và kịp thời ban hành các chính sách thích hợp thì cơ hội phát triển của ngành sữa là rất lớn.
Các chính sách này cần tập trung vào ưu tiên quy hoạch các tỉnh, vùng có quỹ đất đai đủ để phát triển chăn nuôi bò sữa. Các dự án đầu tư chăn nuôi bò sữa tại các địa phương phải được hỗ trợ bằng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi giá thuê đất và lãi suất vay...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.