Trong suốt chặng đường hồi phục, anh Trần Thanh Cường không những phải vượt qua nỗi đau thể xác, mà còn cả những mặc cảm tinh thần. Trở thành gánh nặng cho người thân, vợ bỏ đi, con gái sắp tuổi đến trường,… những sức ép đó lại trở thành động lực để anh tự vực mình làm lại từ đầu.
tin liên quan
Người bắt cướp bị bắn nát mặt, vươn lên cơ ngơi tiền tỉ: Khoảnh khắc đạn khạcNghĩa hiệp và gánh nặng gia đình
“Ngày trước tôi từng gặp không ít vụ cướp rồi, không một lần nào tôi bỏ qua cả. Chính mấy đứa em tôi, làm ăn cực khổ còn bị giật mất túi xách, xe cộ, tôi nghe mà nóng cả người. Vụ nào không trực tiếp bắt được, tôi cũng tri hô dữ dội cho người dân ứng cứu”, anh Cường khẳng định.
Vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà cũng vậy, vừa nhận thức được tình hình là anh đã sẵn sàng đối phó với chúng. Qua quan sát nhanh, anh thấy chúng di chuyển tay không, nghĩ nếu có hung khí cùng lắm chỉ là dao giấu trong người.
Anh kể lại vụ việc: “Vụ đêm 19.5 là không ai ngờ, vì xưa giờ ít có một vụ cướp nào bằng súng. Hơn nữa những tên cướp lại cực kì máu lạnh! Trong phiên tòa xét xử, tôi vẫn còn nhớ thẩm phán Phan Bá hỏi, thời điểm trinh sát truy lùng đến khu vực kênh thúi gần Đầm Sen nơi các bị cáo đang ẩn náu, nếu bị phát hiện bị cáo sẽ làm gì? Chúng trả lời hễ bước xuống là chúng bắn, cũng như đêm 19.5, ai thấy mặt chúng là chúng sẽ bắn. Ai nghe cũng rùng mình”.
Anh Cường còn cho biết, sau đêm vụ cướp ghê rợn xảy ra, người dân khu vực anh ở rơi vào trạng thái hoang mang suốt một thời gian dài. Vì ai cũng lo sợ chúng sẽ quay lại để trả thù hay thậm chí diệt khẩu. Trời sụp tối là nhà nào cũng đóng cửa im ỉm.
|
|
Ngoài anh Cường, hai người thân khác là ba anh - ông Trần Văn Minh và anh trai anh - anh Trần Minh Sang, cũng dũng cảm tham gia bắt cướp và đều bị thương. Anh Sang vì cởi trần và xăm mình nên còn bị người dân nhầm là cướp nên xông vào đánh. Trong số những người bị thương trong vụ cướp này, ngoài 1 người chết, anh Trần Thanh Cường là nạn nhân nặng nhất. 2 viên đạn xuyên từ một bên cổ đi ngược lên đã phá nát một nửa khuôn mặt anh.
tin liên quan
Khen thưởng tập thể, cá nhân truy bắt giáo viên cướp tài sảnTự mình vực dậy
Khoảng thời gian nằm trên giường bệnh với anh Cường là những ngày tháng sống dở chết dở. Sau cơn nguy kịch, anh phải trải qua quá trình hồi phục đầy khó khăn. Nhưng với anh, nỗi đau thể xác đã đành, nỗi tuyệt vọng tinh thần còn lớn hơn nhiều.
Anh bộc bạch: “Nằm một chỗ trên giường bệnh với chiếc cổ trẹo hẳn một bên, thú thật lúc đó tôi cực kì tuyệt vọng. Đã không thể làm ra tiền, còn trở thành gánh nặng cho ba mẹ, anh chị em, đặc biệt là vợ tôi, khi con gái tôi chỉ mới lên 3. Những cơn đau từ vết thương ở mức độ không tưởng tượng được làm tôi thức trắng cả tháng trời. Bác sĩ kê bao nhiêu thuốc ngủ cũng không có tác dụng. Mà thức lại suy nghĩ đủ thứ. Cũng có lúc tôi muốn chết quách đi cho rồi, nhưng tay chân thì bị buộc, phần đầu thì bất động, muốn chết cũng không xong”.
Một tháng ròng ở bệnh viện Chợ Rẫy, anh Cường xin phép bác sĩ cho về, vì không khí ở đấy khiến anh thấy quá khó chịu. Trở về nhà, trong lúc sức khỏe hồi phục chậm trong sự lo lắng của gia đình, anh Cường vẫn hay nằm suy nghĩ rất nhiều. Khi tinh thần chưa kịp ổn định, người vợ lại rời bỏ anh đi, khiến anh càng thấy mình như mất đi tất cả.
|
|
“Lúc đó tôi đã từng trách cô ấy. Bao nhiêu câu hỏi cứ ập đến, rằng tại sao giữa lúc tôi như thế, con cái còn thơ như thế, cô ấy lại bỏ đi? Nhưng sau này, khi bình tâm nghĩ lại, tôi thấy cũng đúng thôi, không thể trách ai được. Phụ nữ nào cũng cần một bờ vai, một chỗ dựa cả. Trong khi tôi lại như một phế nhân, không hơn không kém”, anh Cường trải lòng về ngày tháng đã qua.
Nhưng rồi cũng chính trong cực cùng tuyệt vọng, anh lại tự mình thông suốt. Anh biết nếu không tự cố gắng, sẽ chẳng có thuốc thang nào vực được anh dậy được cả. Anh kể: “Một vài lần, tôi xem báo đài thấy những chương trình về chủ đề “thương binh tàn nhưng không phế”, tự dưng tôi thấy rất thích. Họ cũng tàn, thậm chí tàn hơn cả tôi, vậy mà họ vẫn làm được bao nhiêu chuyện lớn nhỏ. Còn tôi chẳng lẽ nằm thất vọng hoài như vầy?”
Anh Cường bắt đầu chăm chỉ tập vật lí trị liệu, song song với việc chỉnh hình lại khuôn mặt. Mất tổng cộng 4 năm, anh mới trở lại nhân dạng và cuộc sống bình thường. Thấy hứng thú với công việc tổ chức sự kiện mà các em mình đang làm, anh Cường xin vào một công ty và miệt mài với con đường mới.
Số phận cũng đẩy đưa và cho anh tìm được một hạnh phúc mới, cùng việc sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Khép lại những ngày tháng trên giường bệnh, anh bắt đầu làm lại cuộc đời.
Bình luận (0)