Người bệnh tiểu đường ăn khoai tây có an toàn?

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
25/07/2020 10:35 GMT+7

Một trong số các loại thực phẩm mà người ta cắt giảm từ chế độ ăn kiêng sau khi được kiểm tra bệnh tiểu đường là khoai tây.

Nhiều loại rau củ có tinh bột, được tiêu thụ trên toàn cầu và là thực phẩm chính trong nhiều nền văn hóa, đột nhiên trở nên “không lành mạnh” đối với một số người.
Khoai tây không được coi là rất tốt do có hàm lượng carbohydrate cao, có thể làm tăng mức đường trong máu. Nhưng điều này có phải là bệnh nhân tiểu đường phải tránh xa khoai tây?

“Mối quan hệ” giữa khoai tây và đường huyết

Khi chúng ta ăn carbohydrate, cơ thể chuyển đổi nó thành một loại đường đơn giản gọi là glucose. Các phân tử glucose sau đó đi vào máu và tăng mức đường trong máu. Một người khỏe mạnh sản xuất một lượng insulin vừa đủ, một loại hoóc môn cho phép glucose đi vào tế bào và được tiêu thụ dưới dạng năng lượng. Vì bệnh nhân tiểu đường không sản xuất nhiều insulin, các phân tử glucose không vào được tế bào và tồn tại trong máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu.
Vì vậy, trái với quan niệm lâu nay, khoai tây không phải là xấu cho bệnh nhân tiểu đường. Khoai tây thực sự là tinh bột, nhưng một bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Họ chỉ cần hạn chế lượng carb tiêu hóa. Hơn nữa, khoai tây rất giàu chất xơ, giúp bạn no lâu hơn trong thời gian dài. Nó rất giàu chất dinh dưỡng như kẽm, mangan, kali, sắt, vitamin B và vitamin C, theo Times of India.
Một người mắc bệnh tiểu đường có thể có lượng carbs rất thấp (20-50 gram) đến trung bình (100-150 gram) mỗi ngày. Số lượng chính xác thay đổi theo tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Hàm lượng khoai tây và carb

Một củ khoai tây nhỏ chứa khoảng 30 gram carbs và một củ lớn có khoảng 65 gram carbs. Tuy nhiên, số lượng khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến khoai tây.
Hàm lượng carb của 75-80 gram khoai tây được chế biến theo nhiều cách khác nhau là: Chưa chế biến: 12 gram, luộc: 15 gram, nướng: 13 gram, lò vi sóng: 18 gram, chiên giòn: 37 gram, theo Times of India.

Cách ăn khoai tây đúng cách

Để kiểm soát lượng carb của bạn, các món khoai tây luộc, nướng và áp chảo nhẹ thường xuyên được ưa thích hơn. Bạn cũng có thể nấu khoai tây với các loại rau giàu chất xơ khác như đậu. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và cũng ngăn mức đường trong máu.
Khoai tây có chỉ số Glycemia (GI) từ trung bình đến cao. Nhưng một mình GI không cho thấy đầy đủ, rõ ràng về ảnh hưởng của thức ăn đến mức đường trong máu. Kiểm soát khẩu phần ăn cũng đóng một vai trò quan trọng.
Khi cố gắng giữ gìn sức khỏe, điều quan trọng là phải tuân theo các quy tắc kiểm soát khẩu phần, nhất là khi bạn mắc bệnh tiểu đường và muốn có thức ăn chứa tinh bột. Không đổ quá 1/4 đĩa ăn của bạn là các thực phẩm giàu tinh bột vì nó có thể có hại cho sức khỏe nhé, theo Times of India.

Những thực phẩm thay thế khoai tây

Nếu bạn vẫn thích khoai tây thì nên ăn ít thôi và ăn đúng cách như đã nói ở trên. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các lựa chọn lành mạnh hơn thì đây là một số loại rau củ thay thế: Khoai lang, bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, ớt, rau bina và các loại rau lá xanh khác, cà chua, theo Times of India.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.