Kể từ đó, bao nhiêu câu chuyện ly kỳ phát sinh theo xác “ngài” khiến dân làng mê hoặc.
Dân làng lập bảo tàng cá
Theo các vị cao niên ở Sa Động, cách đây 2 thế kỷ, vào một ngày tháng 4 âm lịch có một xác cá voi rất lớn trôi dạt vào bờ biển Đồng Hới. Ngư dân Bảo Ninh biết tin liền gọi nhau chèo thuyền ra nơi có xác cá voi rồi tìm cách đưa vào bờ.
tin liên quan
Trúng đậm nhờ nuôi “cá 23”Đến hẹn lại lên, trong ngày cúng ông Công, ông Táo, các làng nuôi cá ở xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lại tấp nập người bán kẻ mua.
Trong chiến tranh, bom Mỹ từng rơi trúng đình làng nhưng tuyệt nhiên ở vị trí đặt bộ xương cá voi không hề bị hư hỏng. Người dân lại gom góp tiền xây dựng tu sửa đình làng để bảo vệ, che chắn xương của “ngài”. Sau đó, bộ xương được đưa đi xa làm dân làng bao nhiêu năm thấp thỏm, mong ngóng.
Theo Viện TN-MT biển (Viện Khoa học và Công nghệ VN), năm 1970, khi đi thăm tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm một đền thờ cá ông tại một xã ven biển, nơi đó có thờ 2 bộ xương cá voi.
Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo với tỉnh Quảng Bình rằng: đền chỉ cần để thờ 1 bộ và cần đưa bộ lớn hơn ra Hà Nội để nhân dân cả nước có cơ hội được thăm và chiêm ngưỡng cá voi. Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng đã chuyển bộ xương cá voi lớn ra Hà Nội giao cho Tổng cục Thủy sản quản lý.
Sau ngày đất nước thống nhất, bộ xương được trưng bày triển lãm tại một hội chợ kinh tế - xã hội tổ chức ở Hải Phòng, sau đó được lưu giữ tại Bảo tàng TP.Hải Phòng. Đến năm 1990, Bảo tàng biển - Viện TN-MT biển (khi đó là Trung tâm Nghiên cứu biển ở Hải Phòng) được các cấp có thẩm quyền chính thức giao cho quản lý và bảo vệ bộ xương để phục vụ giáo dục và nghiên cứu khoa học cho đến nay.
Báu vật của làng
Có một điều khá thú vị là dân làng Sa Động xem như đó là linh ứng, may mắn và thể hiện sự gắn kết, điềm chọn giữa “ngài” với mảnh đất bán đảo Bảo Ninh. Chuyện là khi cấp trên quyết định đưa bộ xương cá đi, dân làng tiếc nuối, lưu luyến không muốn rời xa nên đã lặng lẽ giữ lại 2 đốt xương sống lớn nhất của “ngài” để thờ tự tại đình làng. Sau đó mấy năm, để ghi nhớ công ơn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với tâm niệm luôn tưởng nhớ về Bác, dân làng đã họp bàn quyết định khắc hình Bác lên 1 trong 2 đốt xương đó. Một họa sĩ tài hoa được làm nhiệm vụ cao cả đó. Khi hoàn thành việc khắc chạm hình ảnh Bác Hồ kính yêu, dân làng vô cùng phấn khởi, xem như tâm nguyện đã hoàn thành. Xong xuôi, đốt xương được bảo quản, thờ trong tủ kính cẩn thận và trang trọng. Đốt còn lại được đặt thờ trong khu hậu tẩm. Cả 2 đốt xương được xem như báu vật của làng.
tin liên quan
Trùng hợp sét đánh 2 lần/tháng làm 7 con trâu chết và 1 người bị thươngTheo người dân địa phương cũng như chính quyền sở tại họ không rõ nguyên nhân gì mà chỉ trong 1 tháng qua ngay tại địa phương này đã xảy ra 2 vụ sét đánh, làm chết 7 con trâu và 1 người bị thương…
Năm 1995, dân làng Sa Động quyên góp tiền, xây lại ngôi đình như hiện nay để thờ cúng với mong muốn “ngài” luôn phù hộ độ trì cho mỗi chuyến ra khơi an toàn, đầy ắp tôm cá. Đình được xây dựng trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát trên động cát cao, lưng tựa vào lũy Trường Sa, mặt hướng ra vùng ngã ba sông Nhật Lệ và sông Lũy hợp lưu. Hằng trăm năm qua, dân làng đều tổ chức lễ hội cầu mùa rằm tháng 4 tại đình.
Ngoài nghi lễ tâm linh, các hoạt động văn hóa dân gian như: bơi thuyền, múa bông chèo cạn cũng được tổ chức thu hút đông đảo ngư dân địa phương khắp nơi tham gia. Năm 2011, đình làng Sa Động được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ông Xa, một cao niên của làng chia sẻ, với ngư dân miệt biển, cá voi luôn mang yếu tố tâm linh. Vì thế, ngoài những dịp cúng tế cố định, trước mỗi lần ngư dân ra biển đều đến đình làng van vái cầu xin sự che chở, may mắn.
|
Trong một câu chuyện khác, dù đã có 2 đốt xương để thờ tự và nhiều năm tháng trôi qua nhưng dân làng không nguôi nhớ nhung về bộ xương đã được mang đi và băn khoăn không biết số phận nó ra làm sao, đang nằm ở đâu. Thế nên, năm 2010, bà con góp tiền lập đoàn đi tìm “ngài” thì mới hay “ngài” có tại Bảo tàng biển VN ở Hải Phòng. Khi tìm được “ngài”, các thành viên trong đoàn mừng rơi nước mắt, ai nấy chắp tay nguyện cầu rồi gọi điện về quê loan báo. Theo tài liệu của làng ghi chép lại từ bảo tàng thì bộ xương dài hơn 20 m, thiếu 2 đốt xương sống, trọng lượng cá khi sống ước tính từ 130-150 tấn; là một trong những cá voi lớn nhất VN và nằm trong tốp 10 cá voi lớn nhất thế giới.
Kiến nghị đưa bộ xương về làng lưu giữ
Cũng trong năm 2010, làng Sa Động làm đơn kiến nghị các cấp chính quyền cho được đưa bộ xương về làng lưu giữ. Trên cơ sở đó, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Bình lúc bấy giờ có công văn gửi Viện TN-MT biển đề nghị thể theo nguyện vọng trên. Tuy nhiên, theo Viện TN-MT, bộ xương cá voi này đã là tài sản bảo vật quốc gia và được bảo vệ quản lý theo các quy định quản lý công sản quý giá của nhà nước và nằm trong hệ thống danh mục mẫu vật của Bảo tàng quốc gia - Bảo tàng thiên nhiên VN.
Mỗi năm có hàng nghìn lượt học sinh, sinh viên, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng, học tập và nghiên cứu về bộ xương này. Việc có chuyển giao bộ xương này về địa phương hay vượt quá thẩm quyền của viện.
|
tin liên quan
Cá Ông khổng lồ nặng hơn 13 tấn được ngư dân Mũi Né mai tángCá Ông nặng hơn 13 tấn, được ngư dân Mũi Né (Bình Thuận) kéo từ biển vào và chôn chất theo nghi thức rất nghiêm trang của tín ngưỡng vạn chài.
Bình luận (0)