Thậm chí đã có những giai thoại về những gia đình tỉ phú khi có người trong nhà mắc bệnh hiểm nghèo, đã chọn cách làm đông lạnh cơ thể - như một cách để các tế bào trong cơ thể không trở nên tồi tệ hơn sau khi qua đời - rồi chờ cơ hội hồi sinh trong tương lai, khi nền y học phát triển đủ để có thể điều trị, khắc chế căn bệnh.
tin liên quan
"Nghiện" mua sắm - căn bệnh thời hiện đạiChuẩn bị cho ngày cưới, Châu Nga (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) rủ cô bạn thân đi sắm một đôi dép xăng-đan mang trong lúc đãi tiệc. Sau một buổi chiều ngó nghiêng, hai nàng sà vào một cửa hàng trên đường Cao Thắng. Kết quả là thay vì 1 đôi như dự kiến ban đầu, Nga mang về đến... 4 đôi! Cô bạn này chỉ là một trong rất nhiều bạn nữ trót "nghiện" mua sắm.
Như hội chứng kẻ mạo nhận (The Impostor Syndrome) là một trong những hội chứng mà nhiều người giàu mắc phải nhưng rất ít người đủ dũng cảm thừa nhận. Những người mắc hội chứng này luôn cảm thấy không ổn, họ bị ám ảnh với suy nghĩ “hình như mình thật sự không phải là con người thành công mà gia đình hãnh diện, xã hội ngưỡng mộ và... ganh tị”.
Những người mắc hội chứng kẻ mạo nhận thường nghi ngờ chính bản thân, và mang cảm giác bản thân đã giả dối để được thành công, hoặc thành công họ có được là do một sự lầm lẫn, hay tình cờ chứ không phải vì bản thân giỏi thật, kiểu mà dân gian vẫn hay ví von là "chó ngáp phải ruồi", nên sớm muộn thì mọi người sẽ phát hiện ra họ chỉ là kẻ giả mạo.
|
Tỉ phú công nghệ trẻ tuổi Mike Cannon-Brookes người Mỹ - đồng sáng lập Công ty phần mềm Atlassian của Australia cùng với người bạn học Scott Farquhar - gây bất ngờ khi thừa nhận mình mắc hội chứng kẻ giả mạo hồi tháng 6 vừa rồi.
Trước Mike Cannon-Brookes, cũng có những người nổi tiếng, giàu có thừa nhận bản thân mắc hội chứng kẻ giả mạo, như diễn viên đoạt giải Oscar Tom Hanks, hay diễn viên Tina Fey, nữ hoàng của các chương trình truyền hình hài ở Mỹ...
Thật ra thì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến 70% dân số bị hội chứng kẻ mạo nhận, hầu như ai cũng ít nhất một lần từng trải nghiệm nỗi niềm “hay không bằng hên” trong đời, nhưng vấn đề là chẳng có nhiều người chia sẻ điều đó. Mà vấn đề này lại nằm ở trong suy nghĩ, không biểu hiện ra bên ngoài, có chăng là thái độ xem nhẹ sự thành công bản thân. Thế nên nếu không nói ra thì cũng chẳng ai biết.
|
Trong khi đó, một hội chứng khác của giới nhà giàu mà người chung quanh có thể nhanh chóng phát hiện là hội chứng Asperger (chứng rối loạn tự kỷ). Hội chứng Asperger không chỉ là bệnh của nhà giàu mà còn được xem là hội chứng của thiên tài.
Người mắc hội chứng Asperger thường gặp khó khăn trong giao tiếp, sở thích bị giới hạn hoặc có những tập tính lập đi lập lại...; tuy nhiên, khả năng trí tuệ, học hỏi vẫn bình thường, thậm chí cực kỳ xuất sắc. Thế nên có những người làm giàu rất giỏi, nhưng bị đánh giá khó gần... có thể là do họ mắc hội chứng Asperger.
|
Con cái trong gia đình tỉ phú cũng chẳng phải hoàn toàn, vô lo an nhàn. Chúng cũng gặp rất nhiều điều căng thẳng trong cuộc sống. Từ bé, đã được bảo bọc quá kỹ nên nhiều đứa trẻ nhà giàu mất đi khả năng tự lập.
Lớn lên đến trường thì khó hòa nhập, luôn bị bạn bè soi mói vì xài toàn đồ hiệu hàng khủng. Mỗi khi có đợt quyên góp, nếu đóng góp như bạn bè thì bị gắn mác “ki bo”, nếu đóng góp nhiều thì bị cho là chơi nổi... Dù bị “tẩy chay”, nhưng trẻ nhà giàu vẫn có khá nhiều bạn bè. Tuy nhiên, để có được một người bạn thật sự thì xem ra rất khó đối với trẻ nhà giàu.
Thế mới biết, không phải nhà giàu là tránh được bệnh tật, tránh được những vấn đề về tâm lý. Nếu xét về tuổi thọ và sự thanh thản trong tâm hồn, chưa chắc nhà giàu đã hơn những người nghèo với những bữa ăn thanh đạm mà tâm trí thoải mái, không phải lo lắng giữ gìn tài sản...
Bình luận (0)