Người khiếm thị mưu sinh - Kỳ 3: ‘Cũng may còn giữ được mạng’

(TNO) Giao thông ở nước ta khá phức tạp. Trên vỉa hè người dân để xe gắn máy, bày bán các loại đồ đạc, thậm chí các loại bếp nấu ăn... Những thứ này rất nguy hiểm đối với người khiếm thị.

(TNO) Giao thông ở nước ta khá phức tạp. Trên vỉa hè người dân để xe gắn máy, bày bán các loại đồ đạc, thậm chí các loại bếp nấu ăn... Những thứ này rất nguy hiểm đối với người khiếm thị.

người khiếm thị, người mù, hố ga,Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn TuấnÔng Nguyễn Văn Phương (62 tuổi, ngụ Q.7) đi bán vé số
Nỗi sợ đèn tín hiệu giao thông...không hoạt động
Một lần ngồi quán cà phê bên lề đường Q.1 (TP.HCM), chúng tôi tình cờ gặp một ông lão với làn da nhăn nheo, đen sạm vì nắng. Ông vừa đi vừa quơ gậy tiến đến bàn chúng tôi mời mua vé số khiến ai thấy cũng xót lòng. Hỏi ra mới biết ông là Nguyễn Văn Phương (62 tuổi, ngụ Q.7), bị mù hai mắt từ thuở lọt lòng.
Với giọng buồn buồn, ông Phương kể, mình sinh ra trong gia đình nghèo, mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo hơn 10 năm nay, hằng ngày phải lặn lội từ Q.7 đến Q.1 bán vé số. Ông kể khi qua ngã tư, ông canh tín hiệu giao thông bằng cách lắng tai nghe để cảm nhận được xe cộ đang dừng hay chạy. Ông sợ nhất mỗi khi đèn tín hiệu giao thông không hoạt động bởi lúc đó xe cộ chạy liên tục khiến ông không dám qua đường.
“Thỉnh thoảng tôi bị lọt xuống hố trên đường đi bán vé số. Đôi khi người ta đào hố, mở nắp cống trên đường, vì không thấy nên bị lọt xuống... Cũng may còn giữ được mạng sống đến giờ”, ông Phương cho biết.
Không chỉ ông Phương, nhiều người khiếm thị cũng có hoàn cảnh éo le, bất hạnh như bà Nguyễn Thị Minh Giang (ngụ Q.Bình Thạnh). Bà Giang bị mù hai mắt từ khi mới lọt lòng. Đến nay, mặc dù đã hơn 70 tuổi nhưng hằng ngày vẫn phải lang thang kiếm sống bằng nghề bán “vận may” cho người ở khu vực Nhà thờ Đức bà (Q.1).
Bà Giang chia sẻ, mỗi khi qua đường bà vừa phải dơ gậy lên trời ra tín hiệu cho người khác, vừa lắng nghe tiếng xe chạy, có khi sợ quá không dám qua đường.
Những bậc thềm cũng là nỗi ám ảnh đối với bà Giang vì có thể khiến bà té ngã bất cứ lúc nào. Bà Giang ngậm ngùi: “Tôi rất sợ đi xuống bậc thang, bởi khi đi lên có thể vịn hoặc bò, còn đi xuống thì không thể mò được phía dưới, nên việc bị chúi đầu xuống dưới là chuyện thường ngày”.
Cây gậy - “đôi mắt” của người mù
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, bà Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) cho biết, để những người khiếm thị di chuyển một cách an toàn cần xây dựng lối đi riêng cho họ. Giao thông nước ta khá phức tạp. Trên vỉa hè người dân để xe gắn máy, bày bán các loại đồ đạc, thậm chí các loại bếp nấu ăn... Những thứ này rất nguy hiểm đối với người khiếm thị. Chính bản thân người khiếm thị cũng phải học cách tự di chuyển bởi các yếu tố nói trên không biết khi nào mới được cải thiện.
người khiếm thị, người mù, hố ga,Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tuấn
người khiếm thị, người mù, hố ga,Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tuấn Gậy của người mù sẽ thay cho đôi mắt của họ
“Những người bị mù phải thường xuyên di chuyển bằng gậy cần có một cây gậy đúng tiêu chuẩn và được tập huấn đúng cách thì sẽ hạn chế rủi ro bị rơi xuống hố sâu. Gậy của người mù sẽ thay cho đôi mắt của họ. Khi người mù đưa gậy lên phía trước và đưa sang hai bên thì họ sẽ biết chỗ nào có hố, chỗ nào có vật cản... để dừng lại đúng lúc”, bà Vân chia sẻ.
Trung bình một chiếc gậy dành cho người khiếm thị có chiều cao từ 1,2 - 1,4 mét (tùy chiều cao của mỗi người). Để giúp người khiếm thị sử dụng gậy một cách hiệu quả, bà Vân cho rằng họ phải học cách chống gậy, thu gậy, đi gậy và rà gậy. Người mù nên sử dụng gậy bởi sẽ giữ an toàn cho họ khi có vật cản và người bình thường biết họ là người khiếm thị để tránh đường hay giúp đỡ họ.
Bà Vân phân tích, nếu người khiếm thị được học cách về định hướng, di chuyển và luyện tập về các giác quan, họ sẽ cảm nhận được chướng ngại vật trước mắt bằng toàn bộ cơ thể mình. Khi không có ai, không có vật gì phía trước, họ cảm nhận mùi vị khác; nếu có chướng ngại vật trước mắt, họ sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
Bà Vân cho biết trung bình mỗi năm, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu nhận từ 30 đến 40 học sinh khiếm thị, mỗi lớp từ 7-13 học sinh. Trường sẵn sàng tổ chức lớp học miễn phí dành riêng cho người khiếm thị nếu họ có nhu cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.