Cực nhọc, nguy hiểm nhưng vẫn anh Nguyễn Tân Thành (39 tuổi, ngụ P.Hưng Lợi, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) vẫn hàng ngày mưu sinh bằng cái nghề hái dừa hay còn gọi vui là "gánh nước giếng trên trời".
Mỗi ngày leo vài chục cây dừa
Miền Tây, nơi có những vườn dừa xanh tốt đã vô tình sản sinh ra nghề hái dừa độc đáo. Đặc biệt, những tháng cao điểm mùa khô, nhu cầu dừa tươi tăng cao là lúc các thợ leo dừa lại thêm vất vả, nhưng cũng là thời điểm kiếm thêm thu nhập cao hơn so với những tháng mưa. Có một điểm chung duy nhất giữa họ là ai cũng nghèo, đến nỗi cục đất chọi chim cũng không có.
Anh Thành cho biết, đã có 17 năm leo dừa mưu sinh. Hồi nhỏ, thấy người trong xóm trèo dừa anh cũng tập tành bắt chước trèo theo, nhưng chỉ dám trèo những cây thấp để hái uống. Nhiều lần trèo thành quen nên anh chuyển sang trèo cây cao hơn dần dần thành thành thục cho đến nay.
Đến năm 22 tuổi, anh quyết định chọn nghề hái dừa đem bán để mưu sinh. Những ngày đầu theo nghề, toàn thân đau mỏi, ê ẩm, nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng còn nặng lo cho gia đình nên anh cắn răng chịu đựng. Hàng ngày, đi quanh xóm hỏi thăm nhà nào muốn bán dừa để mua rồi tự leo hái đem bán dọc các tuyến đường trong nội ô thành phố, chủ yếu lấy công làm lời.
Chỉ với bộ đồ nghề gồm dao, dây thừng… Dây thì được cuộc ở phần eo, còn con dao được anh Thành ngậm chặt ở miệng, tay chân anh thoăn thoắt, nhanh nhẹn như sóc, thoắt một cái, anh đã tót lên tận ngọn cây dừa cao vút bằng đôi tay và chân trần. Đối với những cây dừa cao hơn lại cần sự cẩn thận tuyệt đối nên leo chậm đảm bảo sự an toàn.
Nghề do tự học, leo lâu dần rồi thành thục
Đa phần dừa được anh Thành thu mua, rồi tự hái đem bán lấy lời. Mỗi ngày, đối với cây dừa thấp anh có thể leo từ 30 – 40 cây. Riêng đối với cây dừa cao, cố gắng lắm cũng chỉ leo được hơn 10 cây là đã thấm mệt
Khi đến đọt, anh Thành sẽ dùng dao phát hoang những tàu bẹ xung quanh. Sau đó chặt buồng dừa và dùng dây thừng hạ xuống đất. Để tránh kiệt sức, anh dùng thế buộc dây vào các nhánh dừa rồi mới thả xuống từ từ lần lượt từ 1 – 2 buồng dừa. Nhờ vậy, vừa đỡ tốn sức mà buồng dừa còn nguyên vẹn.
Dừa khi được hái xuống, nhằm để tạo tình cảm với nhà vườn để có thể tiếp tục đến thu mua những đợt trái sau, người hái thường sửa, dọn cây dừa cho sạch để giúp cây dễ ra trái, cho trái sai hơn. Chỉ khoảng vài phút, cây dừa vốn tàu, bẹ ngổn ngang rác đã trở nên sạch sẽ, gọn gàng như người mới cắt tóc. Như vậy, mới có được nguồn dừa thu mua quanh năm.
Đa phần dừa được anh Thành thu mua, rồi tự hái đem bán lấy lời. Mỗi ngày, đối với cây dừa thấp anh có thể leo từ 30 – 40 cây. Riêng đối với cây dừa cao, cố gắng lắm cũng chỉ leo được hơn 10 cây là đã thấm mệt. Suốt ngày hì hục leo dừa, nhưng thu nhập của anh chỉ đủ đắp đỗi qua ngày, bữa nào thuận lợi lắm cũng chỉ kiếm hơn 200.000 đồng.
Dừa khi được hái xuống sẽ được tuyển lựa bỏ trái không đạt và đếm số lượng để thanh toán chi phí với chủ vườn. Sau đó, dừa được anh Thành chất lên hai chiếc giỏ bên hông xe để chở đem ra tập kết tại điểm bán ven đường. Đôi khi số lượng dừa trên xe hơn vài trăm kg, chiếc xe lại cà tàng nên nhiều lúc chạy mòn lủng hết cả bánh.
Khi đến đọt, anh Thành sẽ dùng dao phát hoang những tàu bẹ xung quanh. Sau đó chặt buồng dừa và dùng dây thừng hạ xuống đất
Để tránh kiệt sức, anh dùng thế buộc dây vào các nhánh dừa rồi mới thả xuống từ từ lần lượt từ 1 – 2 buồng dừa. Nhờ vậy, vừa đỡ tốn sức mà buồng dừa còn nguyên vẹn
Sơ sẩy chút xíu là gặp Tử thần
Theo anh Thành, nỗi ám ảnh thường trực và luôn hiện hữu trước những người sống với về trèo dừa là tai nạn ngã từ trên cao. Nguy hiểm trong nghề không sao tả xiết, chỉ cần sơ sẩy chút xíu là đối mặt với tử thần. Nếu may mắn sống sót thì cũng thành tàn phế.
“Vừa qua cũng có một anh, lúc trước hái dừa chung vừa té chết tại chỗ. Nghề này nó bạc, nó nguy hiểm vậy đó nhưng cũng nhờ nó mà có tiền lo cho gia đình, lo cho 2 đứa con ăn học”, anh Thành nói.
Người miền Tây bắt cá lóc đồng nướng trui rồi chấm muối ớt ăn tại chỗ“Nếu trời nắng thì dễ leo nhất, nhưng sợ những đợt gió lớn thổi qua, không cẩn thận té như chơi. Còn trời đang mưa cũng còn có thể leo được, nhưng khi tạnh rồi thì thân dừa đầy rong rêu như bị bôi mỡ nên rất nguy hiểm. Lúc leo lên đến đọt, đạp vào bẹ để lấy thế cũng rất sợ bẹ bị giòn dễ tuột rơi bất cứ lúc nào. Còn chuyện đụng phải tổ kiến, rắn, ong vò vẽ… là chuyện thường ngày. Nhiều lúc lên đến đọt thấy, tuột xuống không kịp là hầu như đều bị ong đốt hay kiến độc cắn. Đau buốt lắm, có hôm sưng vù khắp người, nhưng đã buộc phải kiếm cơm bằng nghề leo dừa thì phải ráng cắn răng mà chịu thôi”, anh nói.
Cực nhọc là thế, nguy hiểm là thế, vậy mà ở các vùng dừa Nam Bộ, vẫn có không ít người đang hàng ngày mưu sinh bằng cái nghề mưu sinh giữa lưng trời, luôn phải đối mặt với “tử thần”. Họ đều có một điểm chung duy nhất giữa họ là ai cũng nghèo nên cũng không biết đến ngày nào mới có thể kiếm sống bằng một công việc bình thường nào đó trên mặt đất.
Dao được ngặm chặt ở miệng khi leo lên hái dừa
Dừa được đếm số lượng để thanh toán tiền với chủ vườn và được khiêng ra xe để chở đến nơi bán
Nỗi ám ảnh thường trực và luôn hiện hữu trước những người sống với nghề trèo dừa là tai nạn ngã từ trên cao. Nguy hiểm trong nghề không sao tả xiết, chỉ cần sơ sẩy chút xíu là đối mặt với tử thần
Bình luận (0)