Hàng trăm tấn của nhịp cầu Ghềnh (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng
Nai) bị gãy đã được 'người nhái' đến từ Long An lặn xuống đáy sông Đồng
Nai tìm kiếm, cắt rời để đưa lên bờ.
Lặn cắt và buộc dây vào nhịp cầu ghềnh, tàu kéo để cầu cầu đưa lên sà lan |
Chỉ sau 5 ngày cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập trên sông Đồng Nai (20.3), trước sự yêu cầu khẩn cấp trục vớt những nhịp cầu bị gãy để tàu thuyền lưu thông trở lại cũng như lên phương án xây dựng cầu mới, đội “người nhái” gồm 9 người lập tức được điều động đến hiện trường.
Sắt, đá lởm chởm dưới đáy sông
|
Mỗi công trình đều có những cái khó riêng của nó. “Chẳng hạn như lặn xuống cầu Ghềnh để tìm kiếm nhịp cầu cũng như đường ray bị gãy dù không sâu lắm (khoảng khoảng 13 - 14 m) nhưng nước ở đây xoáy mạnh, đẩy người và nhiều đá lởm chởm. Đặc biệt, những thanh sắt cao thấp, lớn nhỏ không đồng đều đòi hỏi thợ lặn phải khảo sát (đo) thật kỹ để khi đưa máy hàn xuống cắt rời với nhanh nhất”, anh Giang lý giải.
Cũng theo anh Giang đôi khi có những công trình làm cầu bắt qua sông đòi hỏi “người nhái” phải lặn sâu 40 - 50 m, mỗi lần lặn xuống được 2 - 3 giờ đồng hồ phải trồi lên để thay bình ô xy.
Đội “người nhái” đang chuẩn bị tiến hành công việc.
|
Thổi lửa dưới nước
Trao đổi về kỹ thuật cắt đôi các nhịp cầu Ghềnh dưới đáy sông, anh Nguyễn Kiên Giang tiết lộ cắt bằng gió đá (công nghệ cắt giống như trên bờ có điều phải mồi lửa trước rồi lặn xuống) rồi dùng hơi thổi cho nước dạt ra để cắt. Sau khi cắt đứt rời những nhịp cầu được cần cẩu đưa lên khỏi mặt nước.
Anh Nguyễn Tất Xem (36 tuổi, em ruột anh Giang) cho biết thêm: “Trước khi cắt các thợ lặn phải dọn sạch sẽ những chướng ngại vật vướng xung quanh mục tiêu để làm thông thoáng các hướng ra, hướng vào, hướng lên nhằm lúc lặn xuống và trồi lên được thuận lợi. Khi cắt cứ mỗi thợ lặn thay phiên nhau lặn xuống cắt hết bình ô xy (loại 40 lít) thì trồi lên bờ. Để cắt đứt lìa hai nhịp cầu Ghềnh bị gãy dưới nước, đội của tôi đã sử dụng hết trên 20 bình ô xy”.
Về cách thức trao đổi với nhau giữa người trên bờ và người dưới sông thông qua sợi dây với các quy tắc được quy định trước “giật hai cái là xuống, giật ba cái là lên, giật một cái là ngưng”. Nghe có vẻ đơn giản nhưng anh Xem nói: “Nghe giật thì đơn giản nhưng thực tế không vậy, phải có kỹ thuật giật và sự thông hiểu nhau mới được. Người ở dưới giật làm sao để người trên ghe phân biệt được thợ lặn giật hay dây bị nước đẩy. Nếu không hiểu thì rất nguy hiểm”
Một kỹ sư trưởng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1 -Bộ GTVT), đơn vị chủ trì việc trục vớt và xây mới cầu Ghềnh nhận xét: “Đội thợ lặn của anh Nguyễn Kiên Giang gắn bó công ty cả 20 năm nay, khi nào cần là gọi. Phải công nhận đây là đội chuyên nghiệp, tinh nhuệ nhất VN hiện nay. Các thành viên lặn đều được cấp chứng chỉ quốc tế (thi bên Singapore, VN chưa có trường lớp nào mở cấp chứng chỉ này) và trước giờ luôn làm tốt mọi công trình nên chúng tôi rất tin tưởng”.
Bình luận (0)