Người phụ nữ hơn 20 năm làm lồng đèn truyền thống, níu giữ 'hồn' trung thu

23/09/2018 20:06 GMT+7

Ở tuổi 55, bà Nguyễn Diễm Thúy (55 tuổi, ngụ P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề chế tác lồng đèn trung thu truyền thống.

Bà Thúy cho biết chồng bà là một trong những truyền nhân duy nhất, phát huy và gìn giữ nghề truyền thống của gia đình. Sau khi lấy nhau, vợ chồng bà quyết định lập nghiệp tại Cần Thơ và gắn bó với nghề này, cho đến nay đã hơn 20 năm.
[VIDEO] Người hơn 20 năm “giữ hồn” Trung thu
Theo bà Thúy, khoảng hơn 10 năm trước là thời hoàng kim của lồng đèn truyền thống. Mặc dù mẫu mã không đa dạng như bây giờ, đơn giản là chỉ hình ngôi sao, con thỏ hay con cá, nhưng làm ra bao nhiêu thì bán hết bấy nhiêu. “Số lượng sản phẩm làm ra mỗi mùa lên đến 10.000 - 20.000 chiếc lồng đèn, cả gia đình phải huy động nhân công và mướn thêm thợ làm mới có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng những năm đây khi lồng đèn điện tử chiếm lĩnh thị trường thì lồng đèn truyền thống ngày càng bị mai một, số lượng làm ra ngày một ít, mỗi mùa chỉ còn 1.000 - 2.000 chiếc lồng đèn”, bà Thúy kể.

“Trải qua nhiều thăng trầm tôi càng muốn giữ nghề và phát triển hơn nữa. Dù có khó khăn như thế nào, tôi và chồng vẫn cố gắng bám nghề, lưu giữ những giá trị truyền thống từ những chiếc lồng đèn này” 

Nguyễn Diễm Thúy

Quy trình làm ra một chiếc lồng đòi hỏi nhiều bước và sự tỉ mỉ trong từng khâu. Khoảng tháng 2 âm lịch, bà Thúy đã phải lo thu mua nguyên liệu gồm cây tre, giấy kiếng... Tre phải có độ đàn hồi cao, mềm dẻo, sau đó đem chẻ, vuốt nan, cột, uốn lại một cách công phu để tạo hình cho từng sản phẩm. Đây là một trong những khâu đòi hỏi sự sáng tạo, làm nên nét đặc thù của từng chiếc lồng đèn.
Đến khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch, vợ chồng bà Thúy bắt tay vào những công đoạn còn lại để hoàn thiện sản phẩm trên bộ khung sẵn có như kết kẽm, tạo hình, dán giấy, vẽ hoa văn... Giấy dán phải có màu thắm còn giấy kiếng phải căng bóng.
Trong khi chồng bà Thúy đảm trách việc chẻ tre, cắt kẽm, cột khung thì bà Thúy dán giấy kiếng, vẽ hoa văn và dán “lông thú” tùy theo sản phẩm. Theo bà Thúy, vẽ hoa văn là một trong những khâu quan trọng nhất. Người thợ phải sáng tạo trong nét vẽ, đường vẽ phải dứt khoát, thanh thoát, phối màu hài hòa.
Lồng đèn nhỏ không dán “lông thú” có giá 13.000 - 19.000 đồng (tùy kích cỡ), sản phẩm có dán “lông thú” có giá trên 31.000 đồng... Với số lượng khoảng gần 2.000 cái cho mùa Trung thu này, gia đình bà có thể kiếm được trên chục triệu đồng. Nhưng, so với thời điểm chục năm về trước thì con số này rất khiêm tốn.
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu1
Bà Thúy dán giấy kiếng lên khung sẵn có Ảnh: Duy Tân
Những năm gần đây, để tăng thêm thu nhập, cơ sở bà Thúy còn nhận phân phối lồng đèn điện tử cho các cửa hàng. “Trải qua nhiều thăng trầm tôi càng muốn giữ nghề và phát triển hơn nữa. Dù có khó khăn như thế nào, tôi và chồng vẫn cố gắng bám nghề, lưu giữ những giá trị truyền thống từ những chiếc lồng đèn này”, bà Thúy bộc bạch.
Rời cơ sở sản xuất lồng đèn của gia đình bà Thúy, hình ảnh những chiếc lồng đèn với những nét vẽ mộc mạc, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ vẫn còn vương vấn trong tâm trí chúng tôi, lòng chợt bồi hồi, cảm giác như cả một bầu trời tuổi thơ đang ùa về.
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu2
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu3
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu4
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu6
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu7
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu8
Những kiểu lồng đèn mộc mạc chứa đầy kí ức tuổi thơ Ảnh: Duy Tân
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu9
Chiếc đèn ông sao giản dị luôn có vị trí đặc biệt trong kí ức nhiều người Ảnh: Duy Tân
Hơn 20 năm níu giữ “hồn” trung thu10
Sự thích thú hiện trên khuôn mặt của những đứa bé khi cầm trên tay chiếc lồng đèn Ảnh: Duy Tân
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.