Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, luôn ấp ủ làm những việc thiện để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 3 năm qua, T., 19 tuổi, nhiều lần phối hợp cùng lực lượng công an tóm gọn những tên cướp giật. Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, dù ban ngày hay đêm tối, T. dắt xe ra đường, tìm kiếm người cần sự hỗ trợ.
|
tin liên quan
Người Sài Gòn ám ảnh phút gặp cướp: Nếu không thể kháng cự, phải la thật to “2 vụ cướp này diễn ra khá nhanh chóng, khi phát hiện những đối tượng nghi vấn, tôi theo dõi và gọi điện bạn bè, công an hỗ trợ, đồng thời tôi giữ khoảng cách an toàn. Khi đối tượng sắp có hành vi gây án, tôi hô to “cướp! cướp”, nhờ người dân dần đó hỗ trợ nếu công an chưa đến. Có vụ đối tượng bỏ chạy, tôi truy hô đạp ngã xe đối tượng, cơ quan công an tới ngay sau đó”, T.kể lại.
Nhận diện cướp bằng cách nào?
Theo T.S.T, người dân có thể nhận diện bọn trộm cướp thông qua hình thức bên ngoài, chúng thường đi các xe phân khối lớn, xe ‘độ’, xe tháo biển số hoặc che biển số.
“Chúng hay đi từ 2 người trở lên, mắt luôn để ý các xe đắt tiền để trộm hoặc các người đi đường để lộ nữ trang, giỏ xách hoặc điện thoại mà chúng có khả năng giật được. Trộm cướp có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào nhưng những đoạn đường vắng người hẻo lánh nguy hiểm hơn tuyến đường bình thường”, anh T. nhấn mạnh.
Làm sao để tránh cướp?
|
Đồng thời, nên hạn chế nghe điện thoại khi di chuyển, nếu nghe phải dừng xe sát lề đường, cầm điện thoại chắc chắn, để ý gương chiếu hậu. Nếu thấy ai đó theo dõi mình, cần di chuyển đến nơi đông người hoặc dừng vài phút xem tình hình như thế nào rồi đi tiếp.
“Sau nhiều vụ xe máy bị trộm, tôi cho rằng mọi người nên gắn thiết bị chống trộm đắt tiền, có định vị, hoặc khóa xe bằng các dây khóa hoặc khóa đĩa (khóa cổ không còn an toàn)”, anh T. khuyên.
Làm gì nếu gặp cướp?
Theo T.S.T, nếu bản thân bị cướp, mỗi người cần hết sức bình tĩnh nhận diện đối tượng cướp mình (ví dụ: biển số xe, hiệu xe, màu xe và đặc điểm nhận dạng nhằm giúp cơ quan công an điều tra). Nếu bị cướp đe doạ, nên đưa tài sản chúng muốn, bởi bảo vệ tính mạng là trên hết.
“Mỗi người nên lưu các số điện thoại cơ quan công an hoặc người thân nhằm kịp thời gọi cầu cứu. Sau các vụ bị cướp, trộm tài sản nên trình báo cơ quan công an”, anh T. nói.
|
Đồng thời, anh T. nhấn mạnh, khi đi đường, nếu gặp người khác bị cướp, cần truy hô cho những người xung quanh hỗ trợ, nhằm đánh vào tâm lý của những tên cướp, để chúng hoảng sợ sẽ bỏ chạy. “Nếu thật sự bạn có khả năng hãy tham gia bắt giữ hoặc truy đuổi kẻ cướp, còn lại bạn không nên mạo hiểm tính mạng nếu chưa có kinh nghiệm, chưa thể bảo vệ cho chính mình. Bắt cướp cần dùng cả mưu - trí - dũng, chứ không phải chỉ là lao vào tên cướp bằng mọi giá”, anh T.nói.
Học võ để có thể ra tay nghĩa hiệp
Trần Ngân Hà, 18 tuổi, học sinh Trường THPT Hùng Vương (Q. 5, TP.HCM) cho biết, vài tháng trước, khi đang di chuyển trên đường Ngô Quyền thì thấy một phụ nữ đang chạy xe máy bị giật túi xách, Hà đã đuổi theo tên cướp. Nhờ những bài giảng thầy giáo Muay Thái huấn luyện, Hà đá văng tên cướp xuống đường, sau đó bẻ gập tay hắn, tri hô để bà con cùng gọi công an đến. “Học võ không chỉ để bản thân mạnh mẽ hơn, bình tĩnh hơn trước những tình huống nguy cấp khó khăn mà còn giúp bạn có thể ra tay giúp mọi người xung quanh. Nên đảm bảo bản thân chắc chắn an toàn khi đối mặt với tên cướp, bởi bây giờ cướp rất manh động, có thể mang theo hung khí bên người”, Hà chia sẻ.
|
Bình luận (0)