Tháng 4 và nửa đầu tháng 5 là thời kỳ nắng nóng cao điểm ở khu vực Nam Bộ. Các đợt nắng nóng sẽ xảy ra trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất tại khu vực miền Đông Nam Bộ và TP.HCM có khi trên 39 o C.
Ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết tình hình nắng nóng ở khu vực Nam Bộ và TP.HCM có khả năng kéo dài đến nửa đầu tháng 5.2017, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 - 39oC.
Theo ông Dũng, tình hình thời tiết, thủy văn năm 2017 còn diễn biến phức tạp, cần chủ động đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa rất to trong thời gian ngắn; dông mạnh kèm theo tố, lốc, sét, mưa đá… ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ trong các tháng đầu mùa và bão, lũ, triều cường,… trong các tháng cuối mùa mưa.
VIDEO: Sau vài cơn mưa trái mùa, người Sài Gòn đang đối mặt với nắng nóng kinh khủng
Cũng chiều tối qua, tình cờ một bạn đọc Thanh Niên cũng chụp được một số ảnh về hiện tượng kỳ thú trên bầu trời Sài Gòn.
Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cũng cho biết những ngày này, vùng áp thấp nóng phía Tây đang bị nén và bị đẩy lùi về phía nam bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa. Đồng thời, trên cao còn có sự chi phối bởi hệ thống áp cao cận nhiệt đới có cường độ hoạt động tương đối mạnh nên thời tiết tại TP.HCM nắng nóng, oi bức.
Những ngày sắp tới, nhiệt độ vẫn ở mức 35 độ C Ảnh: Vũ Phượng
“Hai ngày vừa qua tại Tân Sơn Nhất, nhiệt độ cao nhất ban ngày đo được là 350C. Ban ngày trời ít mây, nắng nhiều, khó có khả năng mưa nên nhiệt ban ngày sẽ vẫn cao. Hôm nay và trong khoảng 1 tuần tới, dự báo mức nhiệt ở TP.HCM vẫn duy trì ở khoảng này”, Thạc sĩ Quyết thông tin.
Thạc sĩ Quyết đánh giá, mức nhiệt này còn thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tuy nhiên, do nắng, không mưa, đồng thời độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, gió nhẹ nên tạo cảm giác oi bức, cơ thể nhanh bị mất nhiều nước dẫn đến mệt mỏi.
Ngày hôm nay 9.4, nắng nóng tiếp tục lan rộng ở khu vực các tỉnh phía tây Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế.
“Thời điểm này cường độ bức xạ mạnh, bức xạ UV ở mức cao nên sẽ gây tổn thương da (cháy da), hại mắt khi tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời. Ngoài ra do thời tiết oi bức nên dễ bị say nắng, cơ thể háo nước, chúng ta hay có thói quen sử dụng nước lạnh hoặc kèm đá, hoặc sử dụng máy lạnh đặt chế độ nhiệt quá thấp ngay khi vừa ở ngoài nắng vào, sẽ rất dễ bị cảm, rồi phát sinh các bệnh viêm họng, và các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Trời nắng dễ làm thức ăn ôi thiu nên chúng ta cần chú ý bảo quản, chọn thức ăn bảo đảm, hợp vệ sinh để tránh bị ngộ độc thực phẩm”, Thạc sĩ Quyết khuyên.
Bình luận (0)