Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 16.9 đã tổ chức hội thảo góp ý cho dự án Luật phòng chống ma túy (sửa đổi) nhằm chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Hội thảo do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, chủ trì.
Xác định nơi cư trú ổn định ra sao?
Tuy nhiên, tại TP.HCM, trên thực tế, có rất nhiều người sử dụng trái phép, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, không có giấy tờ tùy thân, bỏ nhà đi thời gian dài, hoặc ít khi về địa phương...
Theo ông Lập, vấn đề này kéo theo câu chuyện xác định nơi cư trú ổn định hay không ổn định để biết quản lý hay cai nghiện người sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào. Vì vậy, trong thời gian tới phía cơ quan chức năng phải xem xét và phân tích kỹ song song với Luật cư trú để tránh tình trạng không thống nhất, chồng chéo các quy định và không gây khó khăn khi thực hiện thực tế.
Ông Phan Thanh Bình, đại diện của Công an Q.8 cho biết theo như điểm c, khoản 4 của điều 24 quy định, trường hợp nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không phải ở nơi người đó cư trú thì UBND cấp xã nơi phát hiện sẽ thông báo cho gia đình người đó và chuyển các tài liệu liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.
"Nếu để quy định này sẽ gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện. Hiện nay theo tinh thần của luật này, chúng ta mới chỉ quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo nơi họ cư trú. Nhưng công dân có thể ở bất cứ đâu, có trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy mai ở khách sạn này, mốt ở khách sạn khác, thì những người này ai sẽ thực hiện quản lý?", ông Bình nói.
Theo ông Bình, việc xác định nơi cư trú ổn định còn liên quan rất lớn đến công tác quản lý cư trú sau này.
"Hiện nay các địa phương chưa có quyền định rõ thời hạn thế nào là nơi cư trú ổn định. Ví dụ, phát hiện đối tượng đang sử dụng ma túy trái phép tại TP.HCM nhưng bàn giao về địa phương thì địa phương không nhận và đùn đẩy thì sao. Nếu không xác định được thì phải giao cho nơi đăng ký hộ khẩu thường trú quản lý, quản lý như thế nào pháp luật phải quy định tiếp. Vì vậy, tôi đề nghị phải quy định rõ nơi cư trú như thế nào, thời gian bao lâu mới được xem là cư trú ổn định. Chỉ có vậy mới giải quyết được những vấn đề về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và việc xét họ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không", ông Bình nhấn mạnh.
Đề nghị xử lý hình sự những người tái nghiện nhiều lần
Đại diện phòng Tư pháp Q.1 cho rằng việc đợi xác minh tình trạng cư trú của họ rất mất thời gian, nên nếu xét nghiệm người sử dụng trái phép chất ma túy bị nghiện rồi thì nên đưa ra tòa đế xét xử, quyết định luôn thời gian cai nghiện. Sau khi vào cơ sở rồi thì hẳn mới xác minh, phân loại nơi cư trú.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng góp ý về trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy trong thực tiễn, trong đó lưu ý về việc xem xét hiện tại có quy định nào xử lý trường hợp họ không khai báo hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không. Cạnh đó, ông Trương Minh Đức, Đại diện Công an H.Hóc Môn, cho biết theo đánh giá thực tế, có khoảng 80% đối tượng
tái nghiện sau khi cai nghiện về.
“Do đó, tôi mạnh dạn đề xuất nên có một điều trong dự thảo về trách nghiệm của người sau cai nghiện, nếu đã cai nhiều lần mà vẫn tái nghiện thì phải có điểu chỉnh qua luật để
xử lý hình sự mới có tính răn đe”, ông Đức nói.
Theo tờ trình của Chính phủ, Chương Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được quy định mới trong luật, gồm 5 điều. Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được áp dụng ngay lần đầu người đó sử dụng trái phép chất ma túy nhằm mục đích ngăn chặn không để họ tiếp tục sử dụng, góp phần làm giảm người nghiện ma túy.
|
Bình luận (0)