Cộng đồng người gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức có khoảng 3 triệu người, trong khi số người có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và được phép bỏ phiếu là 1,4 triệu người, theo hãng thông tấn DPA ngày 27.3.
Cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp này diễn ra giữa thời điểm mối quan hệ giữa Ankara và châu Âu đang căng thẳng. Một số nước châu Âu như Đức, Hà Lan cấm các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức mít tinh để vận động người ủng hộ. Phía châu Âu cho rằng những thay đổi này giúp tập trung quá nhiều quyền lực về tay tổng thống. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sau đó phản ứng, cáo buộc cách hành xử của châu Âu giống phát xít.
Những cải cách hiến pháp được đề xuất bao gồm tập trung thêm quyền lực cho tổng thống, cho phép tổng thống vẫn là thành viên của một đảng phái, bãi bỏ chức thủ tướng, giảm độ tuổi tối thiểu để ứng cử đại biểu quốc hội xuống còn 18 tuổi, tăng số đại biểu quốc hội lên thành 600, theo hãng thông tấn Anadolu.
tin liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa liên tiếp Hà LanNgày 14.3, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối không cho Đại sứ Hà Lan Kees Cornelis van Rij quay lại nước này.
Người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức ngày 27.3 bắt đầu bỏ phiếu tại các cơ quan lãnh sự ở nhiều thành phố lớn và các điểm bỏ phiếu khác. Việc bỏ phiếu cũng được tiến hành tại các nước châu Âu khác như Áo, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sĩ và kéo dài đến ngày 9.4.
Theo Anadolu, có khoảng 3 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài được quyền bỏ phiếu tại 57 nước. Các thùng phiếu sẽ được niêm phong và chuyển về Ankara để kiểm đếm vào ngày 16.4. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, có 55,3 triệu người được phép bỏ phiếu (ngày 16.4).
Bình luận (0)