Nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng trong đại dịch Covid-19 đến đâu ?

05/05/2020 09:00 GMT+7

Giảm lãi suất không hẳn quan trọng nhất và có giới hạn. Có những giá trị hỗ trợ mở rộng hơn mà các ngân hàng Việt Nam đã sớm đi trước để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn từ dịch bệnh Covid-19.

Ưu tiên hàng đầu là thanh khoản, chứ không hẳn là lãi suất

“Rủi ro từ trên trời rơi xuống”, đó là phát biểu của chuyên gia nói về tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tại buổi hội thảo trực tuyến gần đây. “Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất”, chuyên gia này cho biết.
Tính đến tháng 1.2020, toàn hệ thống ngân hàng có số dư hơn 8,7 triệu tỉ đồng tiền gửi. Nguồn vốn đầu vào này gắn với lãi suất huy động đã ký ở mặt bằng trước khi có dịch. Để giảm lãi suất cho vay đầu ra, chi phí đầu vào này không và chưa thể giảm để cân đối ngay như bình thông đáy được. Thay vào đó, giải pháp chung hệ thống ngân hàng đang quyết liệt triển khai là cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, “hy sinh” lợi nhuận, sử dụng nguồn lực vốn chủ sở hữu với những ngân hàng mạnh… qua đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Nhưng, hệ thống ngân hàng sau khoảng một tháng, tổng lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã tăng từ gần 1 triệu tỉ đồng lên tới khoảng 2 triệu tỉ đồng, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là một cản trở điển hình về điều kiện để giảm lãi suất.

Những giá trị cộng hưởng

Trên thế giới, ưu tiên bảo đảm thanh khoản trở nên cấp bách trong hỗ trợ qua chính sách tiền tệ. Vì vậy, bảo đảm thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó hỗ trợ thanh khoản doanh nghiệp mới là ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, hỗ trợ thanh khoản cũng chính là gián tiếp bình ổn và hỗ trợ lãi suất, chi phí sản xuất kinh doanh. Việc cơ cấu lại nợ, giãn tiến độ hoặc hoãn nợ mà không đưa vào nhóm nợ xấu cũng là trực tiếp hỗ trợ thanh khoản doanh nghiệp.
Một trong những giá trị lớn mà các ngân hàng đem lại cho khách hàng chính là nâng tầm nền tảng số để giúp khách hàng thực hiện hiệu quả chi tiêu hằng ngày, mà vẫn đảm bảo “giãn cách xã hội”.
Ngược dòng lịch sử, Techcombank đã tiên phong thực hiện chương trình Zero Fee, miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch trực tuyến bắt đầu từ khách hàng cá nhân vào tháng 9.2016, rồi mở rộng sang khách hàng doanh nghiệp từ tháng 8.2018. Tính đến hết năm 2019, Techcombank không thu phí giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng điện tử hơn 2.000 tỉ đồng. Hay như dự án số hóa quy trình vay mua nhà (M+) của Techcombank giúp khách hàng xử lý các thủ tục qua thiết bị điện tử. Đẩy nhanh quy trình, giảm thiểu thời gian và công sức của khách hàng cũng là giảm chi phí. Và “tình cờ”, đây trở thành sản phẩm, kênh hỗ trợ điển hình từ ngân hàng trong mùa dịch Covid-19.

Nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng đến đâu ?

Điểm thuận lợi là hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa có quãng tích lũy tốt giá trị nguồn lực và tạo được dịch chuyển cần thiết trước khi đại dịch xảy ra. Nhiều nhà băng đã chủ động gia tăng tỷ trọng nguồn thu phí tín dụng, kiến tạo nền tảng tài sản vững vàng và thanh khoản dồi dào. Nhiều thành viên trong đó có Techcombank… đã thực hiện các đợt gọi vốn đầu tư nước ngoài thành công, với thặng dư lớn để tích lũy sức mạnh vốn chủ sở hữu. Nhiều thành viên khác cũng đáp ứng được chuẩn mực Basel II trước hạn, đặc biệt là những ngân hàng đã xây dựng được khung quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ số an toàn vốn (CAR) cao…
Tuy nhiên, cũng theo IMF, trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng, hoặc hỗ trợ người vay (trợ cấp trực tiếp hoặc giảm thuế) để giúp người vay trả nợ, hoặc bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.