Vô hình chung, bạn không biết rằng thói quen hằng ngày lại đang là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mội trường, sức khỏe của chính mình và gia đình.
Chất liệu nhựa được xem là một phát minh quan trọng, giúp thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người. Đa số những vật liệu hiện hữu xung quanh cuộc sống chúng ta như bàn ghế, máy giặt, mỹ phẩm… đều được làm bằng nhựa. Ngày nay, chúng còn có mặt trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống bao gồm cả phương pháp điều trị y tế.
Các vật dụng bằng nhựa được ưa chuộng bởi tính bền, chịu va đập tốt, tái sử dụng với nhiều mục đích, không dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động môi trường như các vật liệu truyền thống như tre, nứa, gỗ… Con người gần như không thể duy trì một cuộc sống hiện đại tiện nghi như hiện nay nếu không có nhựa.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích “tiện và bền” mà nhựa mang lại thì cũng cần cân nhắc đến những ảnh hưởng từ việc lạm dụng sử dụng, xả rác bữa bãi đến môi trường và sức khỏe con người.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người tiếp xúc với những độc tố?
Một số chất như polycarbonate hoặc hóa chất mang hoạt tính sinh học chẳng hạn như bisphenol A (BPA) và phthalates có thể được sử dụng để tạo ra một số sản phẩm sử dụng 1 lần.
Ngay những tháng đầu năm 2006, trong khi một số tổ chức thuộc chính phủ Mỹ, Đức, hội đồng khoa học của Đại học Harvard nổi tiếng khẳng định BPA chỉ gây độc khi vào cơ thể với liều cao.
Cuối năm 2008, theo FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), công bố các nghiên cứu rằng BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên FDA cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về tác dụng có hại của BPA.
Một số nghiên cứu cho rằng BPA có khả năng có các tác dụng phụ như:
- BPA biểu hiện khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.
- Có khả năng gây đột biến nội tiết tố.
Các loại hóa chất này trong quá trình sử dụng có thể rỉ ra khỏi dụng cụ nhựa, thấm vào thức ăn, đồ uống, đặc biệt là khi đồ nhựa được đun nóng thì chất này càng ngấm nhanh hơn.
|
Theo TS Bùi Đức Trung - giảng viên Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội (USTH) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) chia sẻ: “Nếu đồ nhựa dùng một lần được sản xuất từ loại nhựa nhãn số 6 là tên thương mại thường dùng của PS (Polystyrene) (loại nhựa này có nhiều ưu điểm như rẻ tiền, trọng lượng thấp, mềm dẻo nên rất được ưu tiên dùng trong công nghiệp sản xuất bao bì) thì việc sử dụng PS tiềm ẩn khả năng tiếp xúc với Styrene, hợp chất vòng thơm đơn phân được tạo ra trong quá trình phân hủy PS khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc cao. Styrene được biết là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ)”.
Theo phân tích của TS Bùi Đức Trung, khi sử dụng đựng thực phẩm nóng, nguy cơ người dùng tiếp xúc trực tiếp với Styrene là rất cao nếu như các thực phẩm này được đựng trong các túi hoặc hộp nhựa có nguồn gốc từ PS. Ngoài ra, khi ở nhiệt độ cao, hàm lượng Bisphenol A trong nhựa sẽ được giải phóng ra ở nồng độ cao gấp nhiều lần so với nhiệt độ thường, qua đó tiềm ẩn nguy cơ gây hại trực tiếp đến người dùng.
|
Bình luận (0)