Các buổi hội chẩn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, huyết học, truyền nhiễm, dinh dưỡng và chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Qua thực tế điều trị, các chuyên gia đầu ngành lưu ý: Với các nạn nhân trong bão lũ, bị vùi lấp trong các vụ sạt lở, khi điều trị cần làm các xét nghiệm, tìm các vi khuẩn, bao gồm các
vi khuẩn lạ, hiếm gặp, có thể xâm nhập cơ thể người do nạn nhân hít phải, do bị sặc nước bẩn lẫn bùn đất. Các xét nghiệm cũng cần quan tâm về nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore (từng được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" sống trong đất, lây nhiễm chính qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn; đây là vi khuẩn gây bệnh rất nặng, tỷ lệ tử vong cao).
Thiên tai thảm khốc ở Hà Giang: Lũ quét, sạt lở khiến 5 người chết và mất tích
Vừa qua, với nạn nhân vụ sạt lở bị vùi lấp được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, các xét nghiệm nuôi cấy từ mẫu bệnh phẩm đã tìm thấy vi khuẩn hiếm gặp, vi khuẩn lạ, loại vi khuẩn thường chỉ tồn tại trong đất, ở động vật. Các bác sĩ đã phải làm kháng sinh đồ để đưa ra phác đồ điều trị.
Thông tin thêm về hội chứng vùi lấp, TS-BS Trần Song Giang, Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết đây là hội chứng khi bệnh nhân bị vùi trong đất đá gây đụng dập cơ, từ đó sinh ra các chất men cơ gây độc cho cơ thể. Các chất này ảnh hưởng đến các cơ quan: thận, tim, gan, có thể gây suy thận cấp, thậm chí gây ngưng tim, do nồng độ kali máu tăng cao. Hội chứng vùi lấp có nguy cơ tử vong cao. Việc xử trí sơ cứu kịp thời ban đầu nhanh chóng và đúng phương pháp là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cứu sống nạn nhân.
Bình luận (0)