Say nắng đến chết người được dự kiến sẽ ảnh hưởng thêm hàng trăm triệu người mỗi năm trong bối cảnh nhiệt độ tiếp tục ấm lên toàn cầu.
Hôm 4.11.2016, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực, đã buộc cộng đồng thế giới phải hợp tác khống chế mức tăng nhiệt độ không khí trên toàn cầu không hơn 20C so với thời kỳ tiền công nghệ (vào cuối thế kỷ 19), với mục tiêu kỳ vọng là 1,50C. Giảng viên Tom Matthews của Đại học John Moores ở Liverpool (Anh) dẫn báo cáo của nhóm ông cho thấy, dù đạt được mức tăng nhiệt độ kỳ vọng là 1,50C, số ca tử vong do say nắng cũng tăng đậm.
tin liên quan
Người Sài Gòn dùng đủ chiêu 'đối phó' nắng nóng hầm hậpNhững ngày gần đây thời tiết Sài Gòn vô cùng oi bức. Mới sáng sớm mà nắng đã nóng như rang, cao điểm vào buổi trưa thì hơi nóng hầm hập vô cùng kinh khủng.
Theo tính toán của giới chuyên gia trên tờ The Conversation, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 350 triệu người sống ở những thành phố lớn đối mặt nguy cơ thiệt mạng do nắng quá gắt.
Con người bị đẩy vào tình trạng say nắng khi cơ thể hấp thu nhiều nhiệt độ hơn mức có thể chịu đựng được. Nếu thân nhiệt tăng thêm vào độ trên mức bình thường là 370C, chết vì sốc nhiệt hoàn toàn có thể xảy ra. Bằng việc sử dụng cơ chế làm mát, thông qua hoạt động đổ mồ hôi, cơ thể người có thể duy trì thân nhiệt ở ngưỡng an toàn trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài tăng hơn 370C. Cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện khí hậu khô.
Trong khi đó, chỉ số nhiệt là thước đo kết hợp hiệu ứng độ ẩm với nhiệt độ không khí để cung cấp số liệu thực tế nhất mà con người cảm thấy. Và chỉ số vượt ngưỡng 40,60C được xem là mức nguy hiểm cho sức khỏe người.
Trong lúc nhiệt độ trên toàn cầu tăng, các kết quả quan sát và thực nghiệm với những mô hình khí hậu cho thấy độ ẩm không khí cũng có xu hướng gia tăng. Điều này có nghĩa chỉ số nhiệt (sức nóng mà cơ thể thực sự cảm nhận) phải tăng nhanh hơn nhiệt độ không khí. Và do hàm lượng độ ẩm trong không khí tăng càng nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, chỉ số nhiệt cũng theo đó dâng cao, kéo theo hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả phân tích dự đoán, nếu nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 1,50C vào thập niên 2050, sức ép ứng suất nhiệt (chỉ một loạt các tình trạng mà cơ thể trải qua trong môi trường quá nóng) sẽ tăng gần 6 lần so với giai đoạn 1979 - 2005. Sức ép sẽ gấp 12 lần nếu nhiệt độ toàn cầu nóng thêm 20C, và hơn 75 lần nếu nhân loại thất bại trong nỗ lực kìm chế tình trạng ấm lên toàn cầu trong thời gian tới, cụ thể là tăng 40C.
Để dễ hình dung, vào năm 2015, hai thành phố Karachi (Pakistan) và Kolkata (Ấn Độ) đã trải qua những ngày có nhiệt độ chết người.
tin liên quan
Người Sài Gòn đang phải chịu nắng nóng gay gắt, bỏng rát đến tháng 5Tháng 4 và nửa đầu tháng 5 là thời kỳ nắng nóng cao điểm ở khu vực Nam Bộ. Các đợt nắng nóng sẽ xảy ra trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất tại khu vực miền Đông Nam Bộ và TP.HCM có khi trên 39oC.
Theo phân tích, trong điều kiện thế giới tăng thêm 20C, cả hai đô thị trên sẽ tiếp tục hứng nắng nóng gây thiệt mạng hàng loạt ít nhất 1 lần trong năm. Con số này sẽ hơn 40 ngày nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 40C. Và không có khu vực nào trên bề mặt địa cầu có thể thoát nguy cơ nhiệt độ tăng vọt đến mức có thể chết người vì say nắng, bao gồm Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), New York (Mỹ).
Bình luận (0)