Khám phá công trình, nhà ở cổ xưa nhất ở TP.HCM:

Nhà cổ xây từ năm 1890 giữa lòng Chợ Lớn, nơi có đến 6 thế hệ sinh sống

06/06/2024 14:04 GMT+7

Căn nhà nằm tại đường Gò Công (Q.6, TP.HCM) của gia đình anh Dương Ký ( 53 tuổi) được xem là công trình nhà ở tư nhân cổ có tuổi đời hơn 130 năm còn tồn tại ở khu vực Chợ Lớn.

Với diện tích hơn 500 m2, thiết kế một trệt, một tầng lầu và khoảng sân rộng, căn nhà hiện là nơi sinh sống của hơn 20 thành viên trong đại gia đình của anh Ký. 

Bên ngoài, nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp nhưng bên trong lại mang nét đặc trưng người Hoa. Những tấm phù điêu bằng đá, liễn gỗ khắc chữ Hán, bàn thờ tổ tiên, bài vị hay các đồ nội thất đều được chế tác tinh xảo.

Anh Dương Ký, một thành viên trong gia đình chia sẻ, căn nhà này được xây dựng từ năm 1890, tức thời ông cố của anh. Đến nay, căn nhà đã hơn 130 tuổi và đã chứng kiến nhiều thế hệ mất đi và được sinh ra đời. Căn nhà lặng lẽ với thời gian hơn 130 năm là nơi sinh sống của 6 thế hệ gia đình anh Dương Ký (tính đến đời cháu nội/ngoại của anh).

Căn nhà cổ có tuổi đời hơn 130 năm

Căn nhà cổ có tuổi đời hơn 130 năm

Phạm Hữu

Căn nhà này tọa lạc tại đường Gò Công, Q.6, TP.HCM

Căn nhà này tọa lạc tại đường Gò Công, Q.6, TP.HCM

Phạm Hữu

Phía cổng rào của căn nhà vẫn còn giữ lại nét kiến trúc từ xa xưa

Phía cổng vào của căn nhà vẫn còn giữ lại nét kiến trúc từ xa xưa

Phạm Hữu

Tính đến đầu năm nay, mẹ anh Dương Ký là người lớn tuổi nhất đang sống trong căn nhà. Bà là thế hệ thứ 3 tính từ đời ông cố trở lại. Tuy nhiên, hơn 2 tháng trước, bà qua đời khi đã ngoài 90 tuổi.

Gia đình anh Dương Ký có gốc Hoa (Minh Hương), một bộ phận người Hoa ở vùng Nam bộ, Việt Nam. 

Theo lời kể của thế hệ trước, anh Ký biết được gia đình mình cũng từng có một giai đoạn hoàng kim. Khi đó, trong nhà có nhiều đồ nội thất quý, lối đi còn trải thảm đỏ.

Nhiều người khuyên gia đình anh ráng giữ gìn, bảo tồn căn nhà nhưng  anh chia sẻ nhà đã xuống cấp trầm trọng. Ngôi nhà đã trải qua 2 đợt sửa chữa lớn. "Mấy năm trước, một phần mái nhà bằng ngói âm dương, kèo gỗ bị đổ sập do mối mọt. Các thành viên trong đại gia đình cũng từng xây thêm, ngăn phòng ở để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt chung", anh Dương Ký nói.

Nhà cổ xây từ năm 1890 giữa lòng Chợ Lớn, nơi có đến 6 thế hệ sinh sống- Ảnh 4.
Nhà cổ xây từ năm 1890 giữa lòng Chợ Lớn, nơi có đến 6 thế hệ sinh sống- Ảnh 5.

Phía cửa chính căn nhà được trang trí các phù điêu, kèm theo hai bên ốp sành sứ có họa tiết như hình một chiếc dĩa

Phạm Hữu

Bên trong phòng khác là gian thờ ông bà tổ tiên

Bên trong phòng khác là gian thờ ông bà tổ tiên

Phạm Hữu

Hình ảnh gian thờ tổ tiên cùng với ông cố của anh Dương Ký kèm theo 2 dòng liễn quan thuộc của người Hoa

Hình ảnh gian thờ tổ tiên cùng với ông cố của anh Dương Ký kèm theo 2 dòng liễn quen thuộc của người Hoa

Phạm Hữu

Từ bên trong nhìn ra, bức vách bằng gỗ nhiều năm đã sậm màu như nói lên những vết hằng của thời gian

Từ bên trong nhìn ra, bức vách bằng gỗ nhiều năm đã sậm màu như nói lên những vết hằn của thời gian

Phạm Hữu

Các loại hoa văn gỗ được gia đình giữ lại đến tận hôm nay

Các loại hoa văn gỗ được gia đình giữ lại đến tận hôm nay

Phạm Hữu

Câu liễn được khắc trên cột gỗ. Đây cũng là cách bài trí quen thuộc với người Hoa ở Chợ Lớn

Câu liễn được khắc trên cột gỗ. Đây cũng là cách bài trí quen thuộc với người Hoa ở Chợ Lớn

Phạm Hữu

Bà Sang, con dâu đời thứ 4, đã ở trong nhà được 20 năm, cho biết căn nhà này có một đại gia đình lớn. Mỗi gia đình nhỏ sẽ ở trong mỗi căn phòng rộng khoảng 30 m2. Gia đình bà 3 người cũng ở trong căn phòng như vậy. Nhà có lối đi chung nhưng mọi sinh hoạt đều không liên quan đến nhau.

Anh Dương Ký cho biết thêm đại gia đình rất đông người. Một số đã mất từ rất lâu, số khác rời quê sang nước ngoài định cư. Nếu kể rành mạch từng người trong gia tộc thì anh Ký không thể nào nhớ được.

Đến hiện tại, căn nhà còn giữ được khoảng sân rộng 40 m2, bên trong phòng khách để 2 ban thờ tổ tiên. Chính giữa nhà là lối đi nhỏ, kéo dài tận sau nhà. 2 bên lối đi là các phòng được xây lại, là nơi trú ngụ của mỗi gia đình. Phía tầng trên cũng tương tự, là nơi ở, sinh hoạt của 4 gia đình trong nhà.

Cầu thang gỗ, nơi dẫn lên tầng 1 của căn nhà

Cầu thang gỗ, nơi dẫn lên tầng 1 của căn nhà

Phạm Hữu

Phía trên tầng 1 được chia làm 4 phòng nhỏ. Trong hình là bức ảnh ông cố của anh Dương Ký và được treo ở đó hàng chục năm

Phía trên tầng 1 được chia làm 4 phòng nhỏ. Trong hình là bức ảnh ông cố của anh Dương Ký và được treo ở đó hàng chục năm

Phạm Hữu

Theo thời gian, nhiều hạng mục công trình nhà đã xuống cấp trầm trọng

Theo thời gian, nhiều hạng mục công trình nhà đã xuống cấp trầm trọng

Phạm Hữu

Theo thời gian, những ngôi nhà mới kiên cố, hiện đại mọc lên xung quanh. Căn nhà của gia đình anh Ký dần dần bị lọt thỏm giữa một khu đô thị sầm uất bên cạnh chợ Kim Biên. Dù không phải là địa điểm tham quan du lịch, nhưng căn nhà của anh Ký nổi tiếng vài năm trở lại đây. Nhiều khách du lịch hay những bạn trẻ đam mê tìm hiểu kiến thức về văn hoá, kiến trúc… đã tìm đến căn nhà của gia đình anh để tham quan, chụp hình.

"Nhiều người tiếc nuối cho căn nhà của gia đình tôi bị xuống cấp theo thời gian, nhưng cuộc sống làm ăn chỉ đủ sống, việc trùng tu không phải dễ. Chúng tôi cũng đã quyết định tìm chủ mới cho căn nhà. Tuy nhiên, vì nhà và gia đình nằm giữa khu phố sầm uất, diện tích lớn nên việc tìm chủ mới không phải dễ dàng", anh Dương Ký nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.