Theo CNBC, ông Marc Faber là tác giả báo cáo Gloom, Boom & Doom. Ông Faber cho rằng giá cả hàng hóa ở mức thấp trong thời gian dài đang chuẩn bị lên cao hơn vì hai lý do chính. Nguyên nhân thứ nhất đẩy giá hàng hóa tăng là nhu cầu về cơ sở hạ tầng.
“Nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở châu Á là rất lớn. Họ phải xây dựng đường sá. Bạn đến Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), bạn thấy cơ sở hạ tầng là thảm họa”, ông Faber nói trong chương trình Street Signs của CNBC, nói thêm rằng để phục vụ khách du lịch, các nước châu Á cần xây dựng sân bay và đường sắt.
Nguyên nhân thứ nhì là các thị trường phát triển cũng thúc đẩy chi tiêu. “Tại các nước phương Tây, có niềm tin, tôi không nói đó là niềm tin đúng, giữa các nhà kinh tế cho rằng chỉ chính sách tiền tệ thì không thể một tay vực dậy các nền kinh tế thế giới khỏi mức tăng trưởng chậm chạp. Vì vậy, họ phải đi xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy cao thâm hụt ngân sách chính phủ”, ông Faber cho hay.
Nhà đầu tư này cho biết thêm: “Sự kết hợp của cơ sở hạ tầng tại các nền kinh tế đang phát triển và chi tiêu cơ sở hạ tầng tại các nền kinh tế phát triển ở châu Âu và Mỹ, theo ý kiến cá nhân tôi, đồng nghĩa với chuyện lạm phát sẽ thực sự gây ngạc nhiên với xu hướng tăng”.
Khi nhắc đến mặt hàng cụ thể là dầu thô, nhà đầu tư Thụy Sĩ cũng chỉ ra tăng trưởng kinh tế ở các thị trường mới nổi châu Á là nguyên nhân kéo cao giá cả, nói thêm rằng dầu thô có thể dễ dàng vươn lên mốc 70 USD/thùng trong tương lai không xa.
Hôm 23.10, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Khalid al-Falih cho biết chu kỳ giảm hiện tại của giá dầu đang đến cận điểm kết thúc vì các nguyên tắc cơ bản của thị trường, về cung và về cầu, đang cải thiện. Giá dầu hiện dao động ở quanh 50 USD/thùng sau khi chạm đáy 10 năm là dưới 30 USD/thùng hồi tháng 1.
tin liên quan
Nhà đầu tư Mỹ: Muốn làm giàu, hãy mua nội tệ Triều TiênNhà đầu tư Mỹ Jim Rogers không phải người xa lạ với các quyết định “ngược đời”. Một trong những động thái táo bạo nhất của ông là đặt cược vào nội tệ Triều Tiên.
Bình luận (0)